LSO-Trong những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng với học sinh, sinh viên (HSSV) nên Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Lộc Bình đã góp phần thắp sáng tương lai cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nói chung trên địa bàn huyện. Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Lộc Bình làm công tác giải ngân tại thị trấn Lộc BìnhĐể đảm bảo việc triển khai chương trình hiệu quả, đúng đối tượng, Phòng giao dịch luôn phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội huyện, xã và các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Đồng thời chú trọng đến việc cụ thể hóa đối tượng cho vay HSSV như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn đột xuất về tài chính. Việc bình xét cho vay cũng được cụ thể hóa, bình đẳng, mở ra cơ hội cho nhiều gia đình có con em trong độ tuổi đi học được thực hiện ước mơ đến trường.Trong 5 năm, trên địa bàn huyện Lộc Bình đã có trên 2000...
LSO-Trong những năm qua, nhờ thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng với học sinh, sinh viên (HSSV) nên Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Lộc Bình đã góp phần thắp sáng tương lai cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nói chung trên địa bàn huyện.
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Lộc Bình làm công tác giải ngân tại thị trấn Lộc Bình
Để đảm bảo việc triển khai chương trình hiệu quả, đúng đối tượng, Phòng giao dịch luôn phối hợp tốt với các tổ chức chính trị – xã hội huyện, xã và các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Đồng thời chú trọng đến việc cụ thể hóa đối tượng cho vay HSSV như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn đột xuất về tài chính. Việc bình xét cho vay cũng được cụ thể hóa, bình đẳng, mở ra cơ hội cho nhiều gia đình có con em trong độ tuổi đi học được thực hiện ước mơ đến trường.Trong 5 năm, trên địa bàn huyện Lộc Bình đã có trên 2000 lượt HSSV được vay vốn, với tổng số tiền lên đến gần 26 tỷ đồng. Trong đó: dư nợ đối với sinh viên đại học, cao đẳng là 22 tỷ đồng đồng với 1.400 sinh viên, chiếm 85,5% tổng số HSSV vay vốn. Dư nợ đối với học sinh học trung cấp chuyên nghiệp là 3,72 tỷ đồng, với 314 học sinh, chiếm hơn 10% HSSV vay vốn. Qua đó tạo điều kiện cho những HSSV có hoàn cảnh gia đình khó khăn có cơ hội theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay trường nghề, không phải gián đoạn việc học vì thiếu tiền đóng học phí và các khoản chi phí cho học tập. Đồng thời góp phần thiết thực vào việc phát triển nguồn nhân lực cho địa phương và xã hội, mang tính nhân văn, tính chính trị – xã hội sâu sắc, phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội.
Đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Minh Thư, khu Chộc Vằng, thị trấn Lộc Bình, chị tâm sự: trước đây, kinh tế gia đình chị rất khó khăn, sản xuất nông nghiệp là chính. Năm 2009, hai con của chị đều thi đỗ vào 2 trường chuyên nghiệp. Chị vừa mừng vừa lo, lo vì không biết lấy tiền đâu cho các con ăn học, nhưng nhờ tiếp cận được với chương trình tín dụng HSSV mà gia đình chị đã lo được cho 2 con ăn học đầy đủ. Một cháu học Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh giờ đã lập nghiệp và gia đình tại Bắc Ninh. Một cháu học Cao đẳng Y tế Thái Nguyên đã ra trường và công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện.
Để tạo điều kiện hơn nữa, đồng thời thực hiện chủ trương tiết giảm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình vay vốn của người dân, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tạo điều kiện cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện đặt 29 điểm giao dịch ở 29 xã, thị trấn, tạo điều kiện cho các hộ dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi. Thông qua các buổi giao dịch tại điểm giao dịch xã, cán bộ NHCSXH có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó chủ động tham mưu cho UBND, ban lãnh đạo NHCSXH có hướng chỉ đạo kịp thời tới UBND xã, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng HSSV.
Ông Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lộc bình cho biết: thời gian qua, Phòng giao dịch đã thực hiện khá tốt chương trình tín dụng HSSV. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề hạn chế như: một số trường hợp bình xét cho vay còn mang tính hình thức, nể nang dẫn đến cho vay không đúng đối tượng; nhiều trường hợp HSSV lấy giấy xác nhận của nhà trường chậm, chưa đúng mẫu hoặc không điền đầy đủ thông tin nên việc xem xét duyệt thời hạn, mức cho vay gặp nhiều khó khăn; nhiều trường hợp cán bộ tín dụng không nắm hết được thông tin HSSV khi ra trường, do đó công tác đôn đốc thu hồi nợ, lãi chưa được kịp thời, còn để tồn đọng. Một số tổ chính trị – xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV thực hiện công tác tuyên truyền còn hạn chế, dẫn đến nhiều hộ dân sau khi có giấy xác nhận hoặc giấy trúng tuyển của HSSV lúng túng không biết liên hệ làm thủ tục vay vốn ở đâu…Vì vậy, để có thể phục tốt hơn cho mục đích học tập của con em trên địa bàn huyện, tạo nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng trong tương lai, cũng như góp phần thay đổi kinh tế – xã hội theo chiều hướng tích cực, cán bộ nhân viên NHCSXH cần tích cực học tập, nâng cao trình độ, khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém, đặc biệt luôn luôn đề cao tinh thần đoàn kết tập thể trong qua trình làm việc, lấy mục tiêu vì nhân dân phục vụ.
Anh Dũng
Ý kiến ()