Thao trường không tiếng súng
Rèn luyện như quân đội, chăm sóc như bệnh viện, giáo dục như nhà trường, xanh sạch như công viên và hơn hết là kỷ cương, tình thương, trách nhiệm đối với các học viên sau cai nghiện. Đó là cảm nhận chung của bất kỳ ai khi tới thăm Trung tâm Quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số 1 Hà Nội.Mô hình kiểu mẫuĐóng quân trên địa bàn xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Trung tâm Quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số 1 Hà Nội (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội) hiện đang sở hữu một cơ ngơi khang trang, rộng rãi. Với tổng diện tích khoảng 14.000 m2, địa thế đồi cao, xung quanh là hồ nước bao bọc. Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm hiện là nơi sinh sống, học tập và làm việc của 1.300 học viên sau cai nghiện, hầu hết có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Là đơn vị đặc thù, toàn bộ học viên là nam giới, đã từng có quá khứ lầm lỗi khi dính vào ma túy do nhiều nguyên nhân khác...
Rèn luyện như quân đội, chăm sóc như bệnh viện, giáo dục như nhà trường, xanh sạch như công viên và hơn hết là kỷ cương, tình thương, trách nhiệm đối với các học viên sau cai nghiện. Đó là cảm nhận chung của bất kỳ ai khi tới thăm Trung tâm Quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số 1 Hà Nội.
Mô hình kiểu mẫu
Đóng quân trên địa bàn xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Trung tâm Quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm số 1 Hà Nội (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội) hiện đang sở hữu một cơ ngơi khang trang, rộng rãi. Với tổng diện tích khoảng 14.000 m2, địa thế đồi cao, xung quanh là hồ nước bao bọc. Sau 10 năm xây dựng và trưởng thành, Trung tâm hiện là nơi sinh sống, học tập và làm việc của 1.300 học viên sau cai nghiện, hầu hết có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Là đơn vị đặc thù, toàn bộ học viên là nam giới, đã từng có quá khứ lầm lỗi khi dính vào ma túy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi vào đây, họ nhận được sự quan tâm, chăm sóc nhiệt tình, ân cần của các cán bộ, công nhân viên đơn vị. Sau 2 năm cai nghiện bắt buộc, quãng thời gian 2 năm tiếp theo trong vai trò là “học viên” sau cai là giai đoạn thử thách, rèn luyện đòi hỏi lòng quyết tâm cùng ý chí, nghị lực phi thường của bản thân. Già có, trẻ có. Người trẻ cũng đã 22, trong khi thành viên cao tuổi nhất cũng trên 50. Lý do vào đây cũng đủ cả. Song, phần lớn họ ít nhất 1 lần gục ngã trước “tiếng súng” của ma túy, đánh mất cuộc đời trong làn khói mê muội của nàng tiên nâu.
Mở đầu ngày làm việc, từng đội học viên “hành quân” trong sự giám sát chặt chẽ của các |
Tâm sự với chúng tôi, học viên Phạm Xuân Hải (37 tuổi, nhà ở quận Cầu Giấy), người có thâm niên 40 tháng sinh sống, lao động tại trung tâm cho biết: “Anh em trong Trung tâm mỗi người mỗi hoàn cảnh. Lạc lối đường đời do tuổi trẻ buông thả, sa ngã vào ma túy. Chúng tôi rất nhớ gia đình, vợ con. Bây giờ chỉ mong sớm được đoàn tụ với gia đình, hòa nhập với cộng đồng sau những tháng ngày học tập, lao động vất vả”.
Với quân số trên 160 cán bộ, công nhân viên, Trung tâm hoạt động như một đơn vị quân đội. Điều đặc biệt nhất là cách xưng hô “thầy” và “trò” giữa cán bộ và học viên. Kỷ luật ở đây luôn được thắt chặt, mỗi “thầy” quản lý trung bình 15 “trò”. Cá biệt có những thời gian học viên lao động ở khu vực nhạy cảm, địa bàn giáp ranh thì số lượng “thầy” sẽ được điều chỉnh tăng lên.
Bên cạnh đó, nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa Phòng bảo vệ và một số đơn vị quân đội, công an đóng trên địa bàn xung quanh mà 10 năm qua chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp học viên nào bỏ trốn, gây mất trật tự, an ninh. Đây là một kết quả thực sự đáng tự hào của tập thể cán bộ, công nhân viên trong Trung tâm.
Chúng tôi còn cảm nhận được tác phong, nề nếp đậm chất quân đội khi đi thăm phòng ở của đội 2 – phòng Quản lý giáo dục. Chăn màn, giường tủ, được các học viên tự giác sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, dọn dẹp sạch sẽ. Theo đồng chí Phạm Thị Vân Khanh – Phó Phòng Tổ chức Hành chính, học viên ở đây mỗi năm được Nhà nước cấp phát 2 bộ quần áo (ai có điều kiện có thể mua thêm, thời giá hiện nay là 100.000 đồng/bộ), và chỉ được phép đi dép tổ ong hoặc giày ba ta. Chủ nhật hàng tuần, các anh em tự tổ chức cắt tóc cho nhau. Do quy định không được dùng điện thoại di động trong suốt thời gian ở Trung tâm, có hạn chế nhất định trong liên lạc với gia đình và bạn bè nên mỗi đội được lắp 1 điện thoại cố định. Ai có nhu cầu thì đăng ký và trả tiền.
Rảo bước trên con đường bê tông sạch sẽ, rộng rãi, trong khi đang chăm chú nghe đồng chí Nguyễn Đức Phương – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính giới thiệu một số nét cơ bản về đơn vị, thì những tiếng hô dõng dạc, vang to “Chúng cháu chào chú ạ”, “Chúng em chào thầy ạ” của mấy đội lao động phía sân trước mặt khiến chúng tôi thực sự bất ngờ. Đó là tình cảm giữa con người với con người, giữa những người đang đổ mồ hôi, công sức rèn luyện, tu dưỡng bản thân để gồng mình chống lại những cơn thèm thuốc. Cái thứ thuốc trắng ma túy ấy thật cay nghiệt. Không vang tiếng súng như ngoài mặt trận, song nó đã đang và sẽ còn giết chết thêm nhiều người nữa nếu những người đó không có đủ bản lĩnh.
Hết lòng vì học viên
Năm hoạt động đầu tiên, Trung tâm mới chỉ là mái nhà chung của khoảng 50 học viên. Có những thời điểm số lượng phát triển lên tới 1.800 và hiện ổn định ở mức 1.300 người, “biên chế” trong 5 đội và 1 phòng.
Học viên ở đây đa phần là tự nguyện xin vào. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nhỏ chi phí sinh hoạt, ăn ở (mỗi tháng khoảng 360.000 đồng). Phần còn lại họ lấy từ tiền công lao động (trung bình 800.000 đồng/tháng) từ những giờ làm việc miệt mài, chăm chỉ trong các xưởng dệt may, sản xuất ghế mây, thủ công mỹ nghệ, hàn sắt mỹ thuật… để bù vào.
Các học viên hăng say làm việc trong xưởng sản xuất ghế mây. (Ảnh: ATP) |
“Chúng tôi tự coi mình như một doanh nghiệp. Phải chạy đôn chạy đáo tìm kiếm hợp đồng cho anh em, tính toán sao cho có lợi nhất. Với lợi thế giá nhân công rẻ hơn so với bên ngoài nên trong vài năm vừa qua, số lượng các đơn hàng gia công luôn ổn định, giúp Trung tâm ổn định hoạt động, giữ được chữ tín với khách hàng”, đồng chí Giám đốc vui vẻ cho hay.
Hòa trong tiếng máy mài sắt chát chúa kèm với ánh lửa tóe ra đỏ rực là tiếng nói đùa dí dỏm cùng nụ cười tươi trên khuôn mặt các học viên. Tranh thủ vừa cầm búa nắn chỉnh khung ghế, chàng trai 31 tuổi dáng người nhỏ thó trong bộ đồng phục bám đầy bụi và sơn Nguyễn Văn Hưng, với đôi bàn tay chai sạm vừa trải lòng mình: “Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở huyện Phú Xuyên, cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, được bố mẹ lo lắng, dồn sức cho ăn học, nhưng chưa hết cấp III thì em bỏ dở chừng, đi làm thuê. Đến với ma túy cũng vì đua đòi bạn bè trong một lần đi chơi. Người vợ hiền và 2 đứa con, 1 trai 1 gái hiện đã vào miền Nam sinh sống. Em thực sự hối hận và chỉ mong thời điểm tháng 4/2013 đến sớm để em được đoàn tụ với gia đình”.
Khoảng thời gian 15 ngày đầu chiến đấu cắt cơn nghiện, sức khỏe bị giảm sút, có thể mắc một số bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, các học viên đã may mắn khi được đội ngũ cán bộ y tế gồm 2 bác sỹ và 7 y tá, điều dưỡng viên của Trung tâm chăm sóc tận tình về sức khỏe, trị liệu về tâm lý, chia sẻ về nhân cách sống và hơn hết là động viên, sinh hoạt cùng để hiểu nhau hơn, để quyết tâm đoạn tuyệt với ma túy, làm lại cuộc đời.
Môi trường lao động vất vả là thế, song do kinh phí hạn hẹp, mỗi suất ăn của học viên tính tới thời điểm hiện nay (có cả bù giá, trợ giá) mới chỉ dừng ở mức 8.000 đồng/bữa chính. Bữa sáng là xôi và mỳ gạo.
Có mặt trong phòng ăn tập thể dành cho học viên, đồng chí Phạm Ngọc Cường – Tổ trưởng tổ bếp nói: “Vượt qua khó khăn, cán bộ, công nhân viên và học viên Trung tâm đã dành nhiều ngày công lao động cải tạo ao cá, vườn, làm mới chuồng nuôi lợn, gà, tăng gia sản xuất. Toàn bộ phần thức ăn mặn trong bữa chính hiện đang tự cung tự cấp, thay đổi linh hoạt. Hơn 30 học viên phục vụ anh em ăn cùng lúc, chia làm 2 ca. Mùa hè cũng như mùa đông, luôn đảm bảo sức khỏe. Ngày hè oi bức thì 10 giờ sáng còn mùa đông là 11 giờ bắt đầu vào ca”.
Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Phạm Quang Thịnh chia sẻ: Là một trong 10 đơn vị đặc thù của ngành Lao động xã hội Hà Nội, thời gian qua, Trung tâm đã nhận được sự quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng từ các cấp lãnh đạo. Giúp đỡ học viên có được sức khỏe thể chất tốt, sức khỏe tinh thần vững, kỹ năng lao động thành thục và ổn định tâm lý khi tái hòa nhập cộng đồng là điều chúng tôi tâm niệm và quyết tâm thực hiện.
Ngoài thời gian lao động chân tay nặng nhọc, các học viên nơi đây còn được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao. Đó là những tiếng hát yêu đời cất lên trong không gian thoáng đãng của phòng sinh hoạt chung, những cú đập bóng dứt khoát mạnh mẽ trên sân bóng chuyền hay pha dắt bóng điệu nghệ của “những nghệ sỹ sân cỏ” trong tiếng hò reo, cổ vũ của đông đảo khán giả.
Một trận bóng đá sôi nổi giữa các học viên. (Ảnh: ATP) |
Sống nơi đây, chuyện thiếu thốn tình cảm và khát khao chia sẻ tâm tư với gia đình, vợ con là lẽ đương nhiên. Nắm bắt được điều này, Ban Giám đốc Trung tâm đã không quản khó khăn lặn lội lên tận Phú Thọ để học tập mô hình “Ngôi nhà hạnh phúc”. Sau khi triển khai xây dựng thành công, hiện hàng tuần, Trung tâm đều tổ chức đánh giá, kiểm điểm và tặng thưởng “24 giờ vàng ngọc bên vợ con” cho các học viên đạt thành tích xuất sắc.
Cùng xã hội chung tay đẩy lùi ma túy
Theo đồng chí Phạm Quang Thịnh, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đang phải đối diện với thực tế là số người tái nghiện, phải vào các trung tâm cai nghiện và sau cai 2-3 thậm chí 4 lần. Hiện thống kê chưa đầy đủ thì Hà Nội có khoảng 21.000 người nghiện ma túy. Vấn đề mấu chốt ở đây là thái độ, là sự kỳ thị, xa lánh của một bộ phận xã hội, thậm chí của cả các thành viên trong gia đình đối với những học viên này sau khi họ hoàn thành quá trình cai nghiện, cắt cơn.
Những ngày này, khi cả nước đang tưng bừng các hoạt động kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Trung tâm cũng phấn khởi tổ chức vòng chung kết hội thi học viên sau cai kể chuyện “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với 8 gương mặt xuất sắc nhất của đơn vị. Họ là những người “có tài nhưng cũng lắm tật” theo đúng nghĩa của nó. Từng tốt nghiệp nhạc viện, từng là sinh viên các trường văn hóa, nghệ thuật, từng làm dẫn chương trình trong các sự kiện, chỉ vì một giây phút không làm chủ được mình, lầm lỗi mà họ phải vài đây. Bằng tình cảm kính trọng, cảm nhận của trái tim về tấm gương đạo đức Bác Hồ, các học viên đã làm xúc động không chỉ Ban giám khảo mà cả người xem qua từng câu chuyện, qua mỗi phần liên hệ bản thân và lời hát, giọng thơ.
Đồng chí Phạm Quang Thịnh, Giám đốc Trung tâm (ngoài cùng bên trái) tặng hoa cho các |
Thứ bậc giải thưởng hội thikhông thực sự quan trọng bởi niềm tin vào sự quyết tâm từ bỏ ma túy, tránh xa làn khói thuốc “màu nâu” trong mỗi học viên càng được nhân lên.
Tạm biệt Trung tâm, tạm biệt những hàng cây xanh mát, đọng mãi trong chúng tôi là mong muốn rất đỗi chân thực của đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Phạm Quang Thịnhvề một thế trận vững chắc trên mặt trận không tiếng súng, mong Trung tâm không phải đón thêm nhiều học viên đặc biệt, vì một cuộc sống bình yên, vì một xã hội không ma túy.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()