Thảo luận về một số vấn đề lớn của hai dự án: Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo
Ngày 12-10, tại phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ QH đã thảo luận về một số vấn đề lớn của hai dự án: Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Đây là hai dự án luật được xây dựng trên cơ sở tách Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành thành hai luật riêng rẽ. Hai dự án luật này đã được QH cho ý kiến lần đầu tại phiên họp thứ nhất, QH khóa XIII (tháng 8-2011) và sẽ được trình QH thông qua tại kỳ họp thứ hai sắp tới.Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ QH về dự án Luật Tố cáo và dự án Luật Khiếu nại. Đối với dự án Luật Tố cáo, Ủy ban Pháp luật cho biết, qua thảo luận tại các đoàn đại biểu QH còn chưa đạt sự thống nhất cao về hai vấn đề. Một là, về...
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ QH đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ QH về dự án Luật Tố cáo và dự án Luật Khiếu nại.
Đối với dự án Luật Tố cáo, Ủy ban Pháp luật cho biết, qua thảo luận tạicác đoàn đại biểu QH còn chưa đạt sự thống nhất cao về hai vấn đề.
Một là, về chủ thể tố cáo (khoản 4 Điều 2). Trong dự thảo Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu QH có nêu hai phương án:
– Phương án 1: bổ sung cơ quan, tổ chức vào phạm vi người có quyền tố cáo.
– Phương án 2: giữ như dự thảo luật do Chính phủ trình là chỉ có công dân có quyền tố cáo tương tự như quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành.
Qua nghiên cứu ý kiến của các Đoàn đại biểu QH, ý kiến của các cơ quan hữu quan, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ QH cho phép thể hiện các quy định của dự thảo luật theo hướng chỉ công dân có quyền tố cáo như đề nghị của Chính phủ mà không mở rộng quyền tố cáo cho cơ quan, tổ chức, tức là chấp nhận Phương án 2 của dự thảo luật.
Hai là, về các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại (khoản 1 Điều 19). Trong dự thảo Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu QH có nêu hai phương án:
– Phương án 1: giữ nguyên quy định như Luật Khiếu nại, tố cáo hiện nay là chỉ có hình thức tố cáo trực tiếp và gửi đơn tố cáo.
– Phương án 2: bổ sung hình thức gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, bằng tài liệu nghe được, nhìn được đến các địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận tố cáo đã được niêm yết theo quy định của pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Qua nghiên cứu ý kiến của các Đoàn đại biểu QH, ý kiến của các cơ quan hữu quan, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ QH cho bổ sung các hình thức gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, bằng tài liệu nghe được, nhìn được đến các địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận tố cáo đã được niêm yết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo như đã thể hiện trong dự thảo luật.
Với đề nghị nói trên của Thường trực Ủy ban Pháp luật, các t hành viên Ủy ban Thường vụ QH không có ý kiến gì thêm.
Đối với dự án Luật Khiếu nại, Ủy ban Pháp luật báo cáo, vẫn có một số vấn đề qua thảo luận tạicác Đoàn đại biểu QH còn ý kiến khác nhau. Trước hết là, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 và Điều 3). Trong dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật gửi các Đoàn đại biểu QH xin ý kiến có đề nghị hai phương án:
– Phương án 1: đề nghị được giữ phạm vi điều chỉnh của luật như dự thảo Chính phủ trình là “Quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính n hànước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính n hànước” (Điều 1 của dự thảo Luật).
– Phương án 2: mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Khiếu nại. Theo đó, công dân được quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mọi cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó, cụ thể: “Luật này quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan n hànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó; khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tổ chức tiếp công dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý và giải quyết khiếu nại”.
Qua nghiên cứu ý kiến của các Đoàn đại biểu QH cho thấy, có 17 Đoàn đại biểu QH tán t hành với Phương án 1 và 20 Đoàn đại biểu QH tán t hành Phương án 2.
Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Ủy ban Thường vụ QH cho quy định vấn đề này theo Phương án 2, bởi vì: thứ nhất, việc mở rộng phạm vi là để bảo đảm quyền khiếu nại của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 74 Hiến pháp). Thứ hai, bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật Tố tụng hành chính và Luật Trách nhiệm bồi thường của N hànước đều quy định theo hướng mở đối với mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính của tổ chức, cá nhân. Thứ ba, nếu Luật Khiếu nại tiếp tục quy định giao cơ quan, tổ chức ra văn bản hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình như quy định của pháp luật hiện hành thì trên thực tế thời gian qua chưa có cơ quan, tổ chức nào hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về khiếu nại trong cơ quan, tổ chức mình. Mặt khác, nếu các cơ quan, tổ chức hướng dẫn thì sẽ có thể dẫn tới tình trạng mỗi cơ quan, tổ chức sẽ hướng dẫn một cách khác nhau và dẫn tới tình trạng thực hiện pháp luật không thống nhất.
Vấn đề thứ hai là, về khiếu nại đông người (khoản 4 Điều 8). Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cho bổ sung vào dự thảo một số điều quy định về thụ lý trường hợp khiếu nại nhiều người, trong đó có các hình thức khiếu nại như nhiều người khiếu nại cùng gửi chung đơn hoặc nhiều người trực tiếp đến để khiếu nại (khoản 4 Điều 8), quy định về ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nhiều người và quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người (khoản 2 Điều 30).
Thứ ba là, về tiếp công dân (Chương V). Phần lớn ý kiến ở các Đoàn đại biểu QH tán t hành với dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khiếu nại của Ủy ban Thường vụ QH và cho rằng, trước mắt khi chưa thể quy định được một văn bản riêng về vấn đề tiếp công dân thì cả hai dự thảo Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo đều phải quy định vấn đề này.
Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc tổ chức tiếp công dân hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Quy chế tiếp công dân được ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 7-8-1997, do đó việc tiếp công dân không phân biệt loại việc khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị, phản ánh và thực tế cho thấy chỉ phân loại được nội dung vụ việc của công dân sau khi đã tiếp nhận, nghiên cứu sơ bộ bước đầu đơn của công dân. Do đó, trong khi chờ xây dựng một văn bản pháp luật riêng về công tác tiếp công dân thì cần quy định trong luật này việc tiếp công dân.
Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán t hành với đề nghị của Thường trực Ủy ban Pháp luật về những vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, về đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng cần được làm rõ hơn, quy định cụ thể hơn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()