Thảo luận dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh
Ngày 20-8, tiếp tục Phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) thảo luận, cho ý kiến đối với dự án Luật Giáo dục quốc phòng- an ninh (QP-AN).Theo Tờ trình của Chính phủ, qua tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP-AN cho thấy, việc ban hành Luật Giáo dục QP-AN là cần thiết, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong công tác giáo dục QP-AN, cũng như tăng cường trang bị kiến thức cơ bản về QP-AN, kỹ năng quân sự cần thiết, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong phần thảo luận, hầu hết ý kiến phát biểu tán thành việc ban hành Luật Giáo dục QP-AN, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong tình hình mới. Về công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho những người làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định bồi dưỡng kiến thức QP-AN...
Ngày 20-8, tiếp tục Phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) thảo luận, cho ý kiến đối với dự án Luật Giáo dục quốc phòng- an ninh (QP-AN).
Theo Tờ trình của Chính phủ, qua tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP-AN cho thấy, việc ban hành Luật Giáo dục QP-AN là cần thiết, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong công tác giáo dục QP-AN, cũng như tăng cường trang bị kiến thức cơ bản về QP-AN, kỹ năng quân sự cần thiết, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong phần thảo luận, hầu hết ý kiến phát biểu tán thành việc ban hành Luật Giáo dục QP-AN, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong tình hình mới. Về công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho những người làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho người quản lý, người đại diện theo ủy quyền tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập là phù hợp. Vì đây là những người có vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, quản lý nhiều người lao động trong độ tuổi có thể tham gia các hoạt động QP-AN của đất nước. Một số đại biểu đề nghị dự án luật cần quy định cụ thể và phù hợp trong công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN đối với các vị chức sắc, nhà tu hành tôn giáo.
Một số đại biểu đề nghị, dự án luật cần xác định rõ các phạm trù cụ thể như phổ biến, bồi dưỡng và giáo dục QP-AN để áp dụng phù hợp đối với từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, cần phân biệt việc giáo dục tập trung đối với nhà trường, bồi dưỡng tập trung đối tượng cán bộ, công chức và phổ biến kiến thức đối với toàn xã hội. Về giáo dục QP-AN đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở, một số đại biểu đề nghị dự án luật cần có quy định phù hợp lứa tuổi, trình độ và sức khỏe của các em.
Cũng trong ngày làm việc hôm qua, Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban TVQH khóa XI và Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam hướng dẫn về việc Đại biểu QH tiếp xúc cử tri.
Theo Nhandan
Ý kiến ()