Buổi chiều cùng ngày, các Đoàn ĐBQH các tỉnh thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2013. Về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng Đề án chỉ đề cập đến việc đổi mới cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội theo quy định của pháp luật mà chưa đề cập đến việc đổi mới mô hình tổ chức là phù hợp với tình hình thực tế. Phát biểu thảo luận tại Tổ, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho rằng quy trình làm luật của Quốc hội còn nhiều bất cập, nhiều dự án luật chậm trễ, chuẩn bị chưa thực sự tốt nên khi đưa ra Quốc hội, chất lượng chưa cao, cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì, thẩm tra các dự án luật, các cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra phải tham gia ngay từ khi soạn thảo; việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu để bổ sung, chỉnh sửa một số dự án luật không đầy đủ, nên có một số luật sau khi được Quốc hội thông qua áp dụng vào thực tế gặp nhiều vướng mắc, khó thực hiện (Luật Thuế thu nhập cá nhân…). Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn còn hình thức, nhiều đại biểu đặt câu hỏi còn dài, có những câu hỏi còn mang tính đề nghị cung cấp thông tin; việc trả lời chất vấn của các bộ, ngành trung ương còn vòng vo, không đi vào trọng tâm câu hỏi của đại biểu và không đáp ứng được sự mong mỏi của cử tri. Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh cũng tham gia ý kiến về một số vấn đề liên quan đến điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
LSO-Tiếp tục ngày làm việc thứ 7, kỳ họp thứ ba, Quốc khóa XIII, sáng 28/5/2012 Quốc hội thảo luận tại hội trường, cho ý kiến vào dự án Luật giá. Với nhiều điểm mới, Dự thảo luật giá được Quốc hội thảo luận và nếu thông qua tại kỳ họp này sẽ bổ sung và thay thế Pháp lệnh giá được Quốc hội ban hành từ năm 1993. Nhiều ý kiến phát biểu tập trung vào các quy định về danh mục hàng bình ổn giá và danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá.
Theo dự thảo luật, danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn gồm xăng, dầu thành phẩm; điện; khí, dầu mỏ hóa lỏng (thay cho khí LPG như dự thảo trước); phân đạm (thay cho phân đạm u-rê như dự thảo trước); vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện); thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế quy định. Mặc dù danh mục gồm nhiều hàng hóa, song trên thực tế, không phải mọi thời điểm đều áp dụng bình ổn đối với mọi mặt hàng có trong danh mục mà “căn cứ vào danh mục, cơ quan có thẩm quyền (được quy định tại Điều 18) chủ động và chỉ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cần thiết phải bình ổn tại những thời điểm có biến động bất thường về giá. Nếu thị trường ổn định thì có thể không áp dụng bình ổn với bất kỳ hàng hóa nào.
tled.jpg” alt=””>
Đại biểu Nguyễn Lâm Thành phát biểu ý kiến thảo luận
Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) đề nghị dự thảo luật cần bổ sung những hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh lợi dụng độc quyền và vị thế độc quyền để định giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý để trục lợi; về danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá đại biểu đề nghị chỉ tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và trực tiếp nhất như xăng, dầu thành phẩm; điện; khí đốt sinh hoạt; phân đạm; Vacxin phòng bệnh gia súc, gia cầm; gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh thiết yếu. Đối với hai sản phẩm muối ăn và đường ăn chiếm tỷ trọng không lớn và tác động không nhiều đến xã hội khi mà cung – cầu thay đổi, vì vậy không cần thiết phải đưa vào danh mục thực hiện bình ổn giá mà chỉ sử dụng các công cụ kiểm soát khác. Đối với hàng hóa, dịch vụ cho Nhà nước định giá đại biểu đề nghị cần xem xét kỹ các quy định về các loại giá điện như: giá truyền tải điện, giá dịch vụ, phụ trợ hệ thống điện… đảm bảo phù hợp với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực sẽ được thảo luận cho ý kiến tại kỳ họp này. Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Lâm Thành cũng tham gia ý kiến vào một số điều luật cụ thể của dự thảo luật.
Buổi chiều cùng ngày, các Đoàn ĐBQH các tỉnh thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2013. Về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, nhiều ý kiến cho rằng Đề án chỉ đề cập đến việc đổi mới cách thức tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội theo quy định của pháp luật mà chưa đề cập đến việc đổi mới mô hình tổ chức là phù hợp với tình hình thực tế. Phát biểu thảo luận tại Tổ, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho rằng quy trình làm luật của Quốc hội còn nhiều bất cập, nhiều dự án luật chậm trễ, chuẩn bị chưa thực sự tốt nên khi đưa ra Quốc hội, chất lượng chưa cao, cần tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì, thẩm tra các dự án luật, các cơ quan có nhiệm vụ thẩm tra phải tham gia ngay từ khi soạn thảo; việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu để bổ sung, chỉnh sửa một số dự án luật không đầy đủ, nên có một số luật sau khi được Quốc hội thông qua áp dụng vào thực tế gặp nhiều vướng mắc, khó thực hiện (Luật Thuế thu nhập cá nhân…). Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn còn hình thức, nhiều đại biểu đặt câu hỏi còn dài, có những câu hỏi còn mang tính đề nghị cung cấp thông tin; việc trả lời chất vấn của các bộ, ngành trung ương còn vòng vo, không đi vào trọng tâm câu hỏi của đại biểu và không đáp ứng được sự mong mỏi của cử tri. Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh cũng tham gia ý kiến về một số vấn đề liên quan đến điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…
Nguyễn Quang Thọ
Ý kiến ()