Thảo luận bảo vệ thương hiệu quốc gia bằng cơ sở pháp lý
- Hội thảo “Bảo vệ thương hiệu quốc gia - Những cơ sở pháp lý” đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm đào tạo, tư vấn và thông tin kinh tế (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) và Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội) tổ chức tại TP Hạ Long từ ngày 12 đến 14-8.Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế, các luật sư, các doanh nghiệp cùng nhau thảo luận, đánh giá về thực trạng, phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đẩy lùi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó giúp các thương hiệu Việt Nam chân chính có thêm động lực để hoạt động và phát triển.Các đại biểu, nhất là đại diện các doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn xây dựng những thương hiệu hàng hoá vững mạnh, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và tăng cường uy tín quốc gia. Theo doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Cà...
|
– Hội thảo “Bảo vệ thương hiệu quốc gia – Những cơ sở pháp lý” đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp Trung tâm đào tạo, tư vấn và thông tin kinh tế (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam) và Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội) tổ chức tại TP Hạ Long từ ngày 12 đến 14-8.
Hội thảo nhằm tạo diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế, các luật sư, các doanh nghiệp cùng nhau thảo luận, đánh giá về thực trạng, phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp đẩy lùi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó giúp các thương hiệu Việt Nam chân chính có thêm động lực để hoạt động và phát triển.
Các đại biểu, nhất là đại diện các doanh nghiệp đã bày tỏ mong muốn xây dựng những thương hiệu hàng hoá vững mạnh, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và tăng cường uy tín quốc gia. Theo doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, trong bối cảnh hiện nay, cuộc hội thảo là vô cùng cần thiết. Đây là dịp để các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm làm cho thương hiệu Việt tỏa sáng trên mức độ toàn cầu vừa là mục tiêu, vừa là phương pháp để bảo đảm an ninh và phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, các doanh nhân cũng chia sẻ những bức xúc và bày tỏ sự lo ngại khi những sản phẩm đã đạt Thương hiệu Quốc gia bị xâm hại thông qua nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh: bị làm giả, làm nhái, tung tin đồn thất thiệt, bị thâu tóm bằng nhiều thủ đoạn… Trong khi đó, vẫn chưa có một hành lang pháp lý cụ thể, hiệu quả để bảo vệ sản phẩm Thương hiệu Quốc gia. Đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát phát biểu: “ Hiện nay trên thị trường đang có sự cạnh tranh không lành mạnh. Điều đáng nói đó là những việc làm không đủ chứng cớ pháp lý, thậm chí là bịa đặt, vu cáo người ta bất chấp các thủ đoạn để làm giảm uy tín của các doanh nghiệp chân chính”.
Vấn đề xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng được các đại biểu thảo luận nhằm tìm giải pháp khắc phục trong việc nâng cao nhận thức xã hội, cải tiến hệ thống thực thi, hệ thống đào tạo, cung cấp thông tin, hệ thống quản lý… Đặc biệt là nâng cao hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền, nghiên cứu khả năng xây dựng toà án chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, nâng cao hiểu biết của xã hội về sở hữu trí tuệ đồng thời tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra, và giám sát việc tuân thủ pháp luật. Một vấn đề cũng được đề cập đến là vai trò của truyền thông trong việc xây dựng, bảo vệ Thương hiệu Quốc gia.
Các đại biểu đều mong muốn: trước những sự việc có tính hiện tượng, truyền thông cần tìm hiểu, làm rõ bản chất vấn đề rồi mới thông tin đến dư luận; việc đưa tin vội vàng, thất thiệt có thể sẽ đẩy doanh nghiệp đến tình trạng khó khăn.
Theo Nhandan

Ý kiến ()