Tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, xuất khẩu gỗ ở Ðác Lắc
Từ năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xuất khẩu (KDXK) mặt hàng gỗ ở Đác Lắc liên tục đối mặt với nhiều khó khăn. Thị phần và số lượng đơn đặt hàng bị thu hẹp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cộng với giá xăng, dầu, điện... không ngừng tăng lên, khiến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu gỗ chưa thấy dấu hiệu lạc quan trở lại.Bức tranh chung của hoạt động KDXK gỗ trên địa bàn Đác Lắc hiện nay là phần lớn các DN đang tìm cách thu hẹp quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng để thăm dò thị trường và cố gắng giữ mối khách hàng truyền thống. Giám đốc Xí nghiệp chế biến gỗ Trường Thành (huyện Ea H'leo, tỉnh Đác Lắc) Nguyễn Đình Nghĩa cho rằng, hiện giá điện tăng cao, cộng thêm các chi phí khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của DN không thể giảm hơn được, cho nên đơn vị thật sự đối mặt với nhiều khó khăn. Nhất là trong quá trình tổ chức, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm luôn trong tình trạng phấp phỏng, bấp bênh....
Bức tranh chung của hoạt động KDXK gỗ trên địa bàn Đác Lắc hiện nay là phần lớn các DN đang tìm cách thu hẹp quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng để thăm dò thị trường và cố gắng giữ mối khách hàng truyền thống. Giám đốc Xí nghiệp chế biến gỗ Trường Thành (huyện Ea H'leo, tỉnh Đác Lắc) Nguyễn Đình Nghĩa cho rằng, hiện giá điện tăng cao, cộng thêm các chi phí khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của DN không thể giảm hơn được, cho nên đơn vị thật sự đối mặt với nhiều khó khăn. Nhất là trong quá trình tổ chức, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm luôn trong tình trạng phấp phỏng, bấp bênh. Với mặt hàng gỗ xuất khẩu (khách hàng chủ yếu vẫn là các nước châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản – nơi đang hứng chịu nhiều tác động bất lợi từ suy thoái kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu diễn ra sâu sắc trong thời gian qua) thì không riêng gì Trường Thành, mà phần lớn các DN khác cũng đều tỏ ra bức xúc với 'bài toán' giải quyết đầu ra. Sắp tới, những đối tác làm ăn từ các quốc gia, châu lục nêu trên tiếp tục yêu cầu giảm giá 17 – 18% (thời gian qua là 15%) thì chắc chắn gánh nặng sẽ đè lên vai họ nhiều hơn. Cũng theo ông Nguyễn Đình Nghĩa, trước yêu cầu giảm giá của khách hàng, Trường Thành chỉ có thể giảm được từ 5-7%, dẫn đến hệ quả là đầu ra cho sản phẩm teo tóp dần, hiện DN chỉ còn khoảng 70% số đơn đặt hàng mua sản phẩm của khách hàng, điều đó có nghĩa chỉ 'cầm cự' nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh mà thôi. Nếu thời gian tới, tình hình kinh tế thế giới không được cải thiện, Chính phủ không có giải pháp kích cầu, hỗ trợ các DN xuất khẩu gỗ sẽ còn gặp khó khăn hơn.
Giám đốc Công ty Chế biến và Xuất khẩu gỗ Hoàng Nguyên Hoàng Đình Tuấn cũng có mối quan tâm tương tự. Ông cho biết, hiện cơ sở này cũng đang cân đối, sắp xếp lại sản xuất để cầm cự với tình hình xuất khẩu gỗ không lấy gì làm suôn sẻ như hiện nay. Bởi, ngoài khó khăn chung nêu trên, đơn vị còn đối mặt với nhiều vấn đề đặt ra từ cơ chế, chính sách, khiến việc tổ chức sản xuất và kinh doanh đồ gỗ vấp phải trở lực không dễ giải quyết. Chẳng hạn từ năm 2008 đến nay, lãi suất ngân hàng cho vay liên tục tăng cao đã gây trở ngại lớn cho DN. Mặc dù Chính phủ đã có những gói kích cầu giúp DN tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi (hỗ trợ lãi suất 4%), nhưng chi phí sản xuất nói chung đã hình thành mặt bằng giá mới, cao hơn trước khá nhiều (từ 30 đến 40%). Vì vậy, các DN KDXK gỗ trên địa bàn Đác Lắc buộc phải cắt giảm nhân công, thu hẹp quy mô sản xuất để tồn tại. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ liên tục sụt giảm trong ba năm qua, riêng Đác Lắc, từ hơn 60 triệu USD (những năm 2001 – 2006) đến nay chỉ còn khoảng một phần ba.
Các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm gỗ chủ yếu tiêu thụ trong nước cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Cụ thể, Công ty CP gỗ lạng Buôn Ma Thuột, Công ty Lâm nghiệp Tây Nguyên đều có sản lượng sụt giảm khoảng hai phần ba so với trước. Giám đốc Công ty CP gỗ lạng Buôn Ma Thuột Lại Văn Hoa cho biết, giá gỗ nguyên liệu ba năm trở lại đây tăng vọt, từ vài triệu đồng lên tám đến chín triệu đồng/m3, cộng thêm chi phí khác cũng đắt đỏ, khiến giá thành sản phẩm không thể hạ thêm để cạnh tranh, cho nên đầu ra mất dần, sản lượng sụt giảm.
Trao đổi ý kiến về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đác Lắc Nguyễn Văn Xuân cho biết, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định điều chỉnh thuế suất tài nguyên (gỗ) khai thác xuống còn khoảng 20%, giúp DN hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Song, đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để vực dậy các DN KDXK gỗ vượt qua khó khăn. Cần phải có lộ trình hiệu quả trong việc kích cầu tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên các DN KDXK gỗ trong giai đoạn mặt bằng giá cả chưa bình ổn như hiện nay.
Theo Nhandan
Ý kiến ()