Để hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX ở Bắc Cạn đạt hiệu quả cao, rất cần có cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ những khó khăn. Trong ảnh: Sản xuất miến dong tại HTX miến dong Côn Minh. Bắc Cạn là một trong những tỉnh miền núi nghèo nhất nước với hơn 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX và Luật Hợp tác xã, thực hiện đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, số lượng hợp tác xã (HTX) của tỉnh đang phát triển.Tuy nhiên, chất lượng hoạt động và quản lý của các HTX chưa cao, tốc độ phát triển còn chậm so với các thành phần kinh tế khác.Khó khăn mang tính đặc thùTìm hiểu hoạt động cụ thể của các mô hình HTX của tỉnh Bắc Cạn mới thấy những khó khăn mà tỉnh đang gặp phải. Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quách Đăng Quý chia sẻ, do đặc thù là tỉnh miền núi, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, dân trí thấp, sản xuất...
Để hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX ở Bắc Cạn đạt hiệu quả cao, rất cần có cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ những khó khăn. Trong ảnh: Sản xuất miến dong tại HTX miến dong Côn Minh. |
Bắc Cạn là một trong những tỉnh miền núi nghèo nhất nước với hơn 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa IX và Luật Hợp tác xã, thực hiện đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, số lượng hợp tác xã (HTX) của tỉnh đang phát triển.
Tuy nhiên, chất lượng hoạt động và quản lý của các HTX chưa cao, tốc độ phát triển còn chậm so với các thành phần kinh tế khác.
Khó khăn mang tính đặc thù
Tìm hiểu hoạt động cụ thể của các mô hình HTX của tỉnh Bắc Cạn mới thấy những khó khăn mà tỉnh đang gặp phải. Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quách Đăng Quý chia sẻ, do đặc thù là tỉnh miền núi, kinh tế hộ gia đình là chủ yếu, dân trí thấp, sản xuất theo kiểu tự túc, tự cấp nên việc triển khai các mô hình HTX còn nhiều bất cập. Để thành lập HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng phải mất rất nhiều thủ tục để thông qua các sở, ban, ngành cấp phép. Khi thành lập xong phải hoạt động theo cơ chế mô hình doanh nghiệp, trong khi đó, bản chất các HTX lại phát triển nông nghiệp trang trại, chăn nuôi là chủ yếu. Nếu như ở các tỉnh đồng bằng còn có những biện pháp dồn điền đổi thửa thì Bắc Cạn không thể “dồn đất đổi rừng”… Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đều thực hiện theo hình thức kinh tế hộ gia đình, trong đó chủ yếu là tập huấn, giảng dạy, chỉ mang tính lý thuyết chung chung chưa thiết thực với đời sống.
Hiện các HTX đang gặp khó khăn về đất đai, nhà xưởng, trụ sở làm việc… dẫn tới quy mô của các HTX tại tỉnh còn nhỏ, sản xuất thủ công là chủ yếu, thị trường chưa mở rộng, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao. Trình độ quản lý kinh tế của các HTX còn yếu. Chủ nhiệm, kế toán của các HTX hầu như chưa qua đào tạo cơ bản, phần lớn mới tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế HTX. Sự liên doanh, liên kết giữa các HTX và giữa thành phần kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế, do vậy, chưa khai thác được thế mạnh về nguyên liệu, vốn, thị trường để phục vụ sản xuất, kinh doanh…
Vừa qua, trong buổi tổng kết 10 năm thực hiện mô hình kinh tế tập thể, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Cường đã thẳng thắn nêu rõ nguyên nhân hạn chế của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh là do nhận thức về vai trò phát triển kinh tế tập thể trong các cấp, ngành chưa đầy đủ, dẫn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hợp tác xã chưa được quan tâm đúng mức; những ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã cũ vẫn còn nặng nề trong một bộ phận nhân dân; cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các hợp tác xã chưa được cụ thể hóa theo từng vùng, cho nên chưa tạo động lực thúc đẩy các hợp tác xã khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển.
Cần các giải pháp đồng bộ
Trong tình hình phát triển của các HTX nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng, để nâng cao hiệu quả của các HTX dịch vụ nông nghiệp, tỉnh cần chỉ đạo và có cơ chế, chính sách cụ thể cho việc xây dựng thí điểm một số mô hình HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhất là trong nông nghiệp nông thôn, hình thành quỹ hỗ trợ và phát triển HTX. Trên cơ sở củng cố, đổi mới các HTX hiện có, cần khảo sát, đánh giá lại thực trạng của các HTX để giải thể các HTX yếu kém, chỉ hoạt động mang tính hình thức, kém hiệu quả; đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX có năng lực và điều kiện phát triển.
Để hoạt động của các HTX ổn định, bền vững, địa phương một mặt cần mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh mô hình HTX dịch vụ đơn thuần sang hoạt động dịch vụ kết hợp kinh doanh tổng hợp đa ngành, đa nghề. Ngoài hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ mang tính dịch vụ công ích, các HTX cần mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại lợi nhuận cho HTX như kinh doanh vật tư cung cấp cho hộ nông dân, mở mang ngành nghề, chế biến tiêu thụ nông sản thực phẩm, gắn hoạt động dịch vụ với kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cho kinh tế HTX. Cùng với các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các dịch vụ đời sống, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, cần hình thành các HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp ở nông thôn. Mặt khác, tùy điều kiện của từng địa phương trong tỉnh để xây dựng mô hình các HTX nông nghiệp chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… Chính quyền địa phương cần hướng dẫn, hỗ trợ các HTX có quy mô nhỏ hợp nhất để phát triển thành các HTX có quy mô lớn hơn.
Bên cạnh việc củng cố các HTX, cần đẩy mạnh việc thành lập các tổ hợp tác ở tất cả các xã, phường, trong đó khuyến khích các tổ dịch vụ thủy nông, tổ bảo vệ sản xuất, tổ khuyến nông, tổ ngành nghề và tổ dịch vụ tổng hợp. Hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho một số sản phẩm trong chương trình kinh tế trọng điểm. Các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn đối với các HTX… Ngoài ra, các HTX cần được tăng cường đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường giao thông nội đồng, đường điện, công trình thủy lợi đầu mối và kênh mương… Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn hiện nay để xóa bỏ những mặc cảm của người dân về HTX kiểu cũ, tạo niềm tin cho nhân dân mạnh dạn hợp tác, đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách, triển khai kịp thời đồng bộ các chủ trương của Đảng và Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tập thể phát triển. Cần có chính sách ưu đãi thỏa đáng về tín dụng, mặt bằng sản xuất, đào tạo lao động cho các dự án đầu tư vào chế biến sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống, các mặt hàng xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu của địa phương. Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho khu vực kinh tế HTX phát triển… Để loại hình hợp tác xã của tỉnh phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.
Theo Nhandan
Ý kiến ()