Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề mây tre đan
Nghề mây tre đan tạo việc làm cho nhiều lao động Là một trong những nghề truyền thống gắn liền với đời sống của người dân ở các vùng nông thôn, nghề mây tre đan (MTĐ) không chỉ tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân mà còn thể hiện được cái khí phách, cái hồn, tinh hoa của dân tộc.Những sản phẩm của làng nghề MTĐ đạt tới độ tinh xảo được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với những khó khăn chung, nghề MTĐ đang phải đối mặt với những thách thức. Cần sớm có những giải pháp để giúp các làng nghề MTĐ thoát khỏi bế tắc, tiến tới phát triển bền vững, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.Thiếu vốn, nhân lực,nguyên liệu và thị trường...Theo các nghệ nhân cao tuổi, nghề MTĐ có từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm. Xuất phát từ những nhu cầu trong lao động sản xuất mà ông cha ta đã làm ra vật dụng đơn sơ như lờ, đó, giỏ, rổ, rá, nong, nia, dần, sàng, quang gánh... Về sau, nhờ bàn tay khéo léo và óc sáng...
|
Những sản phẩm của làng nghề MTĐ đạt tới độ tinh xảo được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với những khó khăn chung, nghề MTĐ đang phải đối mặt với những thách thức. Cần sớm có những giải pháp để giúp các làng nghề MTĐ thoát khỏi bế tắc, tiến tới phát triển bền vững, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Thiếu vốn, nhân lực,nguyên liệu và thị trường…
Theo các nghệ nhân cao tuổi, nghề MTĐ có từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm. Xuất phát từ những nhu cầu trong lao động sản xuất mà ông cha ta đã làm ra vật dụng đơn sơ như lờ, đó, giỏ, rổ, rá, nong, nia, dần, sàng, quang gánh… Về sau, nhờ bàn tay khéo léo và óc sáng tạo các sản phẩm từ MTĐ cũng phong phú và tinh xảo hơn. Ban đầu, chỉ sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước sau dần dần xuất khẩu ra nước ngoài và được nhiều bạn hàng quốc tế ưa chuộng. Thời điểm đỉnh cao từ năm 2002 đến 2008, nghề MTĐ phát triển rầm rộ chủ yếu để xuất khẩu. Ở một số địa phương của các tỉnh như Nam Định, Hà Tây (cũ), Bắc Giang, Thanh Hóa… có làng 90% người dân tham gia sản xuất các sản phẩm MTĐ. Đời sống của người dân cũng theo đó được nâng lên.
Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất ổn của kinh tế trong nước, nghề MTĐ dường như bị suy sụp. Thu nhập từ làm nghề không đủ để bảo đảm cuộc sống, một lượng lớn lao động trẻ bỏ nghề để đi làm ăn xa hoặc kiếm kế sinh nhai bằng các nghề khác. Chương Mỹ (Hà Nội), trước đây, 90% người dân làm nghề sản xuất các sản phẩm từ MTĐ thì nay con số đó chỉ còn lại khoảng 10% đến 20%. Nhiều nơi, làng nghề bị thất truyền, một số nơi khác còn tồn tại nhưng sản xuất cầm chừng, mỗi tháng chỉ xuất khẩu được một vài công-ten-nơ. Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) có 37 làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm xuất khẩu thị trường truyền thống (Nga, Đông Âu) bị suy giảm sức mua xuống 50% đến 60%. Các đơn đặt hàng cũ đều bị hủy bỏ hoặc lấy với số lượng ít hơn nhiều lần khiến các doanh nghiệp tồn đọng hàng, một số đơn vị đã buộc phải đóng cửa sản xuất. Xã Phú Túc (Phú Xuyên – Hà Nội) từng được ca ngợi là “làng tỷ phú” nhờ có nghề xuất khẩu MTĐ, nay các cơ sở sản xuất đang phải “đắp chiếu”. Nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu vốn sản xuất. Đầu năm vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, cuối năm chưa kịp bán đã đến hạn trả nợ, lãi suất lên cao, không đủ tiền để trả lương cho công nhân, trong khi vốn bỏ ra ban đầu “chôn” trong hàng tồn đọng. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu khan hiếm, phải nhập khẩu thêm từ nước ngoài nên đẩy giá thành sản phẩm lên cao khiến cho nghề MTĐ rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Doanh nghiệp Hiền Lương, là một đơn vị sản xuất lớn tại Phú Túc (Phú Xuyên) nhưng từ đầu năm tới giờ, mới chỉ nhận được tám đơn đặt hàng, với số lượng hàng rất ít, giảm 40% so những năm trước.
Ba giải pháp trọng tâm
Tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nghề MTĐ là một hướng đi đúng, vừatạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tận dụng được lao động nông nhàn lại mang hiệu quả kinh tế, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cho các sản phẩm làng nghề… Đảng và Nhà nước ta đã có không ít chính sách nhằm tạo điều kiện để phát triển làng nghề nói chung và mặt hàng MTĐ nói riêng. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 11/2011/QĐ-TTg khuyến khích phát triển ngành mây tre đan trong điều kiện mới. Trong đó, nhấn mạnh việc phát triển vùng nguyên liệu mây tre đan trong nước. Tuy nhiên việc thực hiện đòi hỏi một quá trình dài. Bởi vùng rừng nguyên liệu lớn khu vực Tây Bắc do khai thác tùy tiện nên bị hủy diệt phần lớn, nhiều diện tích đất được quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, còn rừng mới trồng chưa thể đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, chính sách có chỗ chưa rõ ràng như quy định vùng nào trồng cây gì và ai là người chịu trách nhiệm thực hiện… Về vấn đề này Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội làng nghề Việt NamLưu Duy Dần cho rằng: “Trước hết, cần phải bảo tồn và phát triển rừng nguyên sinh. Tình trạng khai thác rừng nguyên liệu một cách tùy tiện, cạn kiệt đang gây lãng phí lớn tài nguyên rừng, dẫn đến việc khan hiếm nguồn nguyên liệu trong nước. Cần phải ngăn chặn tình trạng nói trên và có chiến lược phát triển nghề MTĐ gắn với phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu cho làng nghề. Khi thực hiện việc đó cũng phải tính toán kỹ lưỡng vùng nào thì trồng cây gì cho phù hợp, ai là người chịu trách nhiệm thực hiện, và phải được giám sát một cách chặt chẽ. Trồng rừng nguyên liệu không những có thể giải quyết được bài toán về thiếu nguyên liệu, mà còn tránh được hiện tượng xói mòn đất, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái”.
Yếu tố quan trọng thứ hai, cũng là một trong những việc làm cần thiết trước mắt đó là việc hỗ trợ vốn vay để các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, kích thích sự phát triển của làng nghề. Phó trưởng Phòng Kinh tế phụ trách làng nghề huyện Chương Mỹ Đào Văn Hà kiến nghị, MTĐ là nghề thủ công sản xuất chủ yếu ở các vùng nông thôn, chính vì vậy chúng tôi không có những tài sản có giá trị lớn để thế chấp nên số tiền được vay ít, không đủ để sử dụng làm vốn sản xuất, kinh doanh. Mặc dù được vay vốn với lãi suất thấp nhưng số tiền quá ít, thời gian ngắn nên không ai muốn vay. Chúng tôi mong Nhà nước và các ngân hàng hỗ trợ thêm bằng cách đánh giá cao giá trị các tài sản thế chấp như sổ đỏ để người dân làng nghề vay số tiền lớn bảo đảm cho việc quay vòng vốn sản xuất. Đồng thời, nên điều chỉnh mức lãi suất với từng đối tượng được vay sao cho phù hợp. Không nên đánh đồng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Chúng ta đều thấy rõ sự khác biệt giữa người vay vài chục tỷ đồng với người vay vài chục hoặc vài trăm triệu đồng. Nếu cùng áp dụng chung một mức lãi suất thì rõ ràng các doanh nghiệp lớn sẽ được lợi còn các doanh nghiệp nhỏ lẻ và cá nhân thì vẫn khó tiếp cận được với đồng vốn.
Ba là, việc tìm thị trường cho sản phẩm. Đây là một yếu tố quyết định sống còn của các làng nghề hiện nay. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và người dân. Chính quyền địa phương phải quan tâm thu hút và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư và phát triển làng nghề. Các doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm cùng với chính quyền và người dân tập trung tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường, nghiên cứu tìm hướng đi mới, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu khách hàng, không nên khi thuận lợi thì tìm đến với nông dân, lúc khó khăn lại để mặc cho chính quyền địa phương và nông dân tự xoay trở. Hiện nay, ở Hà Tĩnh, Hội Nông dân đã thành lập “Hội tìm kiếm khách hàng cho nông dân”, nhờ cách làm này mà Hội Nông dân Hà Tĩnh đã kéo việc làm MTĐ xuất khẩu về cho hàng nghìn hộ nông dân với thu nhập cao và ổn định. Hay như ở Đồng Nai, có chị Nguyễn Thị Thắm ở xã Phú Ngọc, chủ nhiệm Hợp tác xã TTCN ĐịnhQuán đã vượt mọi khó khăn để quyết tâm đưa nghề MTĐ về với bà con quê mình. Đó chỉ là một vài thí dụ điển hình của làng nghề MTĐ, những tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của nghề này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()