Công nhân Công ty cổ phần may Nhà Bè hoàn thiện sản phẩm. Xứng đáng với niềm tin yêu và kiêu hãnh của đất nước, TP Hồ Chí Minh đã từng bước hiện thực hóa những ước mơ của không chỉ riêng người dân thành phố mà của nhân dân cả nước, trở thành một trung tâm, một đầu tàu kinh tế. Vừa gắng sức vươn lên, bồi đắp những nền tảng cơ bản và vững chắc trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, thành phố mang tên Bác vừa góp sức tiến lên cùng cả nước, vì cả nước.37 năm sau ngày giải phóng, vinh dự là thành phố mang tên Bác, TP Hồ Chí Minh đã liên tục giữ vững tốc độ tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó thể hiện rõ hơn trong những thời điểm khó khăn nhất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thành phố vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển. Bình quân giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của thành phố là 11%, giai đoạn 2006-2010 là 11,2%/năm,...
Công nhân Công ty cổ phần may Nhà Bè hoàn thiện sản phẩm. |
Xứng đáng với niềm tin yêu và kiêu hãnh của đất nước, TP Hồ Chí Minh đã từng bước hiện thực hóa những ước mơ của không chỉ riêng người dân thành phố mà của nhân dân cả nước, trở thành một trung tâm, một đầu tàu kinh tế. Vừa gắng sức vươn lên, bồi đắp những nền tảng cơ bản và vững chắc trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, thành phố mang tên Bác vừa góp sức tiến lên cùng cả nước, vì cả nước.
37 năm sau ngày giải phóng, vinh dự là thành phố mang tên Bác, TP Hồ Chí Minh đã liên tục giữ vững tốc độ tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó thể hiện rõ hơn trong những thời điểm khó khăn nhất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thành phố vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển. Bình quân giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của thành phố là 11%, giai đoạn 2006-2010 là 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam (KTTĐPN) và hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Cơ cấu kinh tế thành phố đã có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ và đúng hướng. Tính đến cuối năm 2010, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 53,6% GDP, công nghiệp – xây dựng chiếm 45,3% GDP, nông nghiệp chiếm 1,1%; cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế cũng chuyển biến tích cực, từng bước đưa thành phố trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao của cả nước. Thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất (81,7%) trong GDP khu vực dịch vụ và chuyển dịch theo hướng phát triển các kênh phân phối, lưu thông văn minh, hiện đại; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 27,2%/năm, bằng 1,36 lần tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2001-2005. Cùng với việc triển khai các chương trình phát triển thương mại điện tử, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu; quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại…, thành phố đã đề ra một số chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, thuế tạo điều kiện để góp phần hình thành ba chợ đầu mối, 34 trung tâm thương mại, 97 siêu thị và hệ thống bán lẻ rộng khắp các địa bàn dân cư, bước đầu phát triển thương mại điện tử, giao dịch qua mạng in-tơ-nét, bán hàng tự động,… thị trường trong nước được mở rộng. Thành phố đã thực hiện tốt Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng lương thực thực phẩm, dụng cụ học sinh, sữa và thuốc chữa bệnh, góp phần ổn định thị trường.
Để phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh và bền vững, có hiệu quả và sức cạnh tranh cao, phát huy vai trò của thành phố trong Vùng KTTĐPN, cùng với triển khai các chương trình hành động của Thành ủy thực hiện các nghị quyết của Trung ương về phát triển lĩnh vực kinh tế, thành phố tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện 12 chương trình, công trình trọng điểm; năm chương trình, công trình mang tính đòn bẩy theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 7, lần thứ 8 và sáu Chương trình đột phá, nhất là Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng bộ thành phố.
Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, thành phố đã chủ động đề xuất, xây dựng, thực hiện cơ chế đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển, như phát hành trái phiếu đô thị, đấu giá mặt bằng, nhà xưởng sử dụng không hiệu quả, quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền khai thác kinh doanh các dự án đã hoàn thành; hợp vốn với ngân hàng… Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn năm 2010 tăng gấp 7,4 lần so năm 2002 (giai đoạn 2006-2010 tăng gấp ba lần giai đoạn 2001-2005). Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân giai đoạn 2002-2010 đạt 22,2%/năm (giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 24,8%/năm). Thành phố có đóng góp lớn vào thu ngân sách Nhà nước, là địa phương có tỷ lệ nợ công thấp nhất, đi đầu trong cả nước về cải cách hành chính trong thủ tục kê khai thuế, hải quan; có nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong bình ổn thị trường.
Triển khai Đề án Quy hoạch phát triển công nghiệp TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, thành phố đã bố trí lại các cơ sở sản xuất phù hợp định hướng phát triển ngành công nghiệp; có chính sách hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp di dời, đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; tập trung đầu tư phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, khu công nghệ cao và các khu công nghiệp – khu chế xuất theo quy hoạch. Đến tháng 9-2011, toàn thành phố có 14 khu công nghiệp – khu chế xuất đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 67% diện tích đất, có 1.213 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 6.806 triệu USD, trong đó có 481 dự án đầu tư nước ngoài. Riêng Công viên phần mềm Quang Trung đã thu hút 102 đơn vị công nghệ thông tin, tổng vốn đăng ký 78,83 triệu USD. Khu công nghệ cao của thành phố đã cấp 55 giấy phép đầu tư với tổng vốn đầu tư 2,03 tỷ USD.
Để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cùng với việc ban hành một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, lãnh đạo thành phố thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp, qua đó kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; mở rộng phương thức đăng ký kinh doanh qua mạng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện thông quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; có các chính sách hỗ trợ về thuế, vốn, đầu tư hạ tầng, đào tạo nhân lực, khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và các ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Với vai trò là một đầu tàu kinh tế, TP Hồ Chí Minh đã chủ động mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển kinh tế – xã hội với 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là với các tỉnh trong Vùng KTTĐPN; ký kết nhiều chương trình hợp tác để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư và nhiều dự án trên lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển trường lớp, các hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư, các hoạt động xã hội, chăm lo cho người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội…
Những định hướng lớn trong Nghị quyết 20-NQ/T.Ư ngày 18-11-2002 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển TP Hồ Chí Minh còn nguyên giá trị đối với thành phố trong nhiều năm tới. Đó là: Xây dựng TP Hồ Chí Minh thành một thành phố XHCN văn minh, hiện đại, đóng góp ngày càng lớn với khu vực phía nam và cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông – Nam Á, xứng đáng với thành phố mang tên Bác Hồ. Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo đó, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Gắn quy hoạch thành phố với quy hoạch Vùng KTTĐPN và vùng Đông Nam Bộ; gắn quy hoạch xây dựng chung với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch các ngành – lĩnh vực; tổ chức thi tuyển quy hoạch – kiến trúc, và thuê tư vấn quốc tế lập đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị.
Trong hơn chín năm qua, thành phố đã tập trung điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian đô thị thành phố gắn với Vùng KTTĐPN, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị khu trung tâm thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; điều chỉnh quy hoạch các khu – cụm công nghiệp tập trung; hoàn thành Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch xây dựng chi tiết 1/2000; xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, quy hoạch định hướng quỹ đất bố trí các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, quy hoạch mạng lưới hồ điều tiết phân tán giảm ngập tại thành phố.
Kết cấu hạ tầng đô thị được thành phố tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước với định hướng xây dựng giao thông trên cao và hệ thống giao thông ngầm, tăng thêm diện tích dành cho giao thông tĩnh, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống nhân dân thành phố. Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông – vận tải TP Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với dự kiến nguồn vốn thực hiện quy hoạch khoảng 27 tỷ USD, trong đó đầu tư trên địa bàn thành phố là 15 tỷ USD, đầu tư các đường vành đai kết nối giao thông với các tỉnh là 12 tỷ USD. Thành phố cũng đã hoàn thành 19 dự án phát triển giao thông trọng điểm với số vốn hàng nghìn tỷ đồng như Đại lộ Võ Văn Kiệt, Đường hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Phú Mỹ… từng bước hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống đường vành đai, trục xuyên tâm kết nối với hệ thống hạ tầng đô thị,… Những công trình này đã góp phần định hình nên dáng vóc một thành phố văn minh, hiện đại và phát triển.
Là địa phương nổi bật trong các chương trình an sinh xã hội, đầu tư các công trình phục vụ dân sinh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, những năm qua, TP Hồ Chí Minh chú trọng đầu tư thực hiện và hoàn thành các dự án phát triển mạng lưới cấp nước, đáp ứng nhu cầu cơ bản về cung cấp nước sạch cho nhân dân như: Dự án xây dựng Nhà máy nước Tân Hiệp, Nhà máy nước BOO Thủ Đức, xây dựng mới 955,63 km đường ống cấp nước, cải tạo 195,59 km ống mục… Đến cuối năm 2010, có 87,5% số hộ dân được cấp nước sạch. Thành phố đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp như: kêu gọi và khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư xây dựng chung cư cao tầng để tạo quỹ nhà ở; tạo vốn từ việc đấu giá quyền sử dụng đất; tổ chức chỉnh trang các khu dân cư lụp xụp, chung cư hư hỏng nặng; đẩy nhanh tiến độ triển khai lập, thẩm định, phê duyệt các khu đô thị mới (Thủ Thiêm, Tây Bắc, Khu Nam…), tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở; tranh thủ sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên, vốn doanh nghiệp để xây dựng khu lưu trú công nhân, nhà ở xã hội… Đến nay, đã hoàn thành 96 dự án với 19.795 căn/nền theo “Chương trình 30 nghìn căn hộ tái định cư”; di dời, tái định cư 8.053 hộ/15 nghìn hộ sống trên và ven kênh rạch; xây mới 25 nghìn căn nhà ở xã hội, 433 nghìn phòng trọ cho công nhân; nâng tỷ lệ nhà kiên cố ở nông thôn từ 10,9% năm 2002 lên 20% năm 2010.
Trong những thời điểm khó khăn chung do suy thoái kinh tế toàn cầu, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực và thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt ổn định an sinh xã hội, giúp hộ nghèo từng bước vượt qua khó khăn. Đến cuối năm 2011, thành phố chỉ còn 92.918 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,09% tổng hộ dân thành phố và phấn đấu đến cuối năm nay, hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố xuống còn dưới 4%. Huy động các nguồn vốn cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ trên địa bàn thành phố cung cấp vốn vay cho hộ nghèo đến cuối năm 2012 đạt ba nghìn tỷ đồng.
Trong quá trình đi lên của mình, TP Hồ Chí Minh đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu. Đó là nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí, trách nhiệm của thành phố đối với cả nước để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, truyền thống cách mạng kiên cường, phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Mọi chính sách phải vì nhân dân, xuất phát từ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Luôn quan tâm tổng kết thực tiễn, đồng thời nhạy bén, sáng tạo, bám sát thực tiễn, mạnh dạn giải quyết những vấn đề nảy sinh để tiếp tục giữ vững vai trò, vị trí đầu tàu của TP Hồ Chí Minh đối với khu vực phía nam và cả nước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()