LSO-Chiến dịch Biên giới kết thúc bằng cuộc tháo chạy hoảng loạn của quân Pháp trên đường 4, ngày 17/10/1950, những tên lính lê dương cuối cùng rút khỏi Lạng Sơn, thị xã hoàn toàn giải phóng (nay là thành phố Lạng Sơn).Đã bước sang tuổi 77, nhưng nhắc đến ngày này cách đây 60 năm, cựu phóng viên ảnh Vũ Bách vẫn còn nhớ như in. Khi ấy, ông còn là chiến sĩ liên lạc của Ty Công an Lạng Sơn là một trong những lực lượng đầu tiên tiến vào thị xã trong cái ngày lịch sử ấy. Những hình ảnh trong ông như cuốn phim quay chậm ngược về quá khứ, thị xã Lạng Sơn trong ông chưa bao giờ đẹp đến thế: Ai cũng hân hoan, ngoại trừ cầu Kỳ Lừa bị phá, còn lại thị xã vẫn nguyên vẹn như chưa hề có chiến tranh, chưa hề bị xâm lược, quê hương vừa uy nghiêm lại cũng vừa duyên dáng hữu tình. Vừa mới giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Lạng Sơn không có phút ngơi nghỉ, một mặt củng cố chính quyền, bắt tay vào công cuộc tái thiết...
LSO-Chiến dịch Biên giới kết thúc bằng cuộc tháo chạy hoảng loạn của quân Pháp trên đường 4, ngày 17/10/1950, những tên lính lê dương cuối cùng rút khỏi Lạng Sơn, thị xã hoàn toàn giải phóng (nay là thành phố Lạng Sơn).
Đã bước sang tuổi 77, nhưng nhắc đến ngày này cách đây 60 năm, cựu phóng viên ảnh Vũ Bách vẫn còn nhớ như in. Khi ấy, ông còn là chiến sĩ liên lạc của Ty Công an Lạng Sơn là một trong những lực lượng đầu tiên tiến vào thị xã trong cái ngày lịch sử ấy. Những hình ảnh trong ông như cuốn phim quay chậm ngược về quá khứ, thị xã Lạng Sơn trong ông chưa bao giờ đẹp đến thế: Ai cũng hân hoan, ngoại trừ cầu Kỳ Lừa bị phá, còn lại thị xã vẫn nguyên vẹn như chưa hề có chiến tranh, chưa hề bị xâm lược, quê hương vừa uy nghiêm lại cũng vừa duyên dáng hữu tình. Vừa mới giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Lạng Sơn không có phút ngơi nghỉ, một mặt củng cố chính quyền, bắt tay vào công cuộc tái thiết kinh tế, mặt khác dồn sức người, sức của chi viện cho các chiến trường, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu.
Với vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương, ngay sau khi giải phóng, quân và dân thị xã đã bắt tay ngay vào phát triển kinh tế. Từ năm 1955, trên địa bàn thị xã, nhiều công sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được xây dựng làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế của thị xã. Đặc biệt là sau năm 1985, kinh tế thị xã đã trải qua giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế căn bản. Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển nhanh. Tính đến năm 1996, số hộ kinh doanh tăng lên 2.863 hộ, gấp 5 lần so với 5 năm trước đó. Chợ Kỳ Lừa, chợ Đông Kinh được coi là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh và các tỉnh mìên núi phía Bắc. Một số doanh nghiệp đã mở rộng quan hệ thương mại với các nước Hàn Quốc, Singapo, Pháp, Đức…khởi đầu cho quá trình hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với sự phát triển nhanh chóng và toàn diện, tháng 7/2000 thị xã Lạng Sơn được công nhận là đô thị loại III và đến tháng 8/2002, thị xã được công nhận là thành phố. Đây là dấu mốc quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân thành phố Lạng Sơn, là niềm tự hào, khẳng định vị trí chiến lược của thành phố, đặt ra nhiều vận hội mới trong quá trình phát triển.
|
Tiết mục đồng diễn chào mừng Đại hội TDTT tỉnh – Ảnh: Phan Cầu |
Dù đang tất bật với công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 60 năm giải phóng Lạng Sơn, nhưng đồng chí Vũ Văn Quang, Chủ tịch UBND thành phố vẫn dành cho tôi mươi phút. Điểm qua vài nét tổng quát về kinh tế – xã hội của thành phố trong năm qua, tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng, tăng trưởng của thương mại, dịch vụ luôn giữ ở mức kỷ lục, trên 17%; ngành “công nghiệp không khói” phát triển nhanh chóng với sự hợp tác quốc tế với các thành phố du lịch nổi tiếng trên thế giới; sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, tăng cường liên doanh, liên kết, năm 2009, tăng trưởng của ngành đạt 13,24%. Bộ mặt đô thị của thành phố Lạng Sơn ngày càng đổi mới, hiện rõ là một thành phố năng động và hiện đại với các khu đô thị khang trang như Phú Lộc I, II, III, IV; khu đô thị Nam Hoàng Đồng, Nam Nguyễn Đình Chiểu, dự án liên doanh quốc tế…sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được xác định là nông nghiệp phục vụ phát triển đô thị với quy mô hàng hoá theo hướng an toàn. Lĩnh vực văn hoá – xã hội có bước phát triển mới, các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện. Điều quan trọng nhất trong các bước phát triển đó là đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, hết năm 2009, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 27,3 triệu đồng, gần gấp đôi so với năm 2005. Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố khẳng định: Xuyên suốt trong những thành tựu đó chính là đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng thuận của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp từ khối đại đoàn kết. Phát huy truyền thống hào hùng, tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang tiếp tục ra sức phấn đấu xây dựng thành phố Lạng Sơn ngày một đẹp, giàu thể hiện vai trò quan trọng nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng trong chiến lược phát triển “Hai hành lang – Một vành đai kinh tế” giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Từng bừng kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố còn vui mừng đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì do nhà nước trao tặng. Lẽ dĩ nhiên, dù phát triển mạnh mẽ, năng động, nhưng thành phố Lạng Sơn vẫn giữ được những nét riêng vốn có của mình, người thành phố vẫn luôn tự hào và những người đến với mảnh đất đầy huyền thoại này ắt hẳn cũng không bao giờ thất vọng, trong dáng vẻ hiện đại nhưng cũng vẫn rất nên thơ:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…
Lê Minh
Ý kiến ()