Thành phố Hồ Chí Minh tăng tỷ trọng bốn ngành công nghiệp trọng điểm
* Lâm Đồng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Trong năm 2011, TP Hồ Chí Minh phấn đấu tăng tỷ trọng bốn ngành công nghiệp trọng điểm gồm: Cơ khí chế tạo; điện - điện tử công nghiệp; hóa chất - cao-su, nhựa; chế biến tinh lương thực, thực phẩm đạt tối thiểu 60% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thành phố. Theo lãnh đạo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, trong năm 2010, sở đã trình UBND thành phố phê duyệt 76 dự án được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 6.405 tỷ đồng; trong đó công nghiệp có 26 dự án, riêng ngành cơ khí chế tạo có 13 dự án, dược - nhựa - cao-su kỹ thuật có sáu dự án, điện - điện tử công nghệ thông tin có năm dự án. Đến nay, các dự án nói trên đang triển khai và giải ngân được khoảng 1.200 tỷ đồng.Để có thể mở rộng cũng như tăng tỷ trọng bốn ngành công nghiệp mũi nhọn, thành phố cần phát triển công nghiệp hỗ trợ (các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ...
* Lâm Đồng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2011, TP Hồ Chí Minh phấn đấu tăng tỷ trọng bốn ngành công nghiệp trọng điểm gồm: Cơ khí chế tạo; điện – điện tử công nghiệp; hóa chất – cao-su, nhựa; chế biến tinh lương thực, thực phẩm đạt tối thiểu 60% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thành phố. Theo lãnh đạo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, trong năm 2010, sở đã trình UBND thành phố phê duyệt 76 dự án được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 6.405 tỷ đồng; trong đó công nghiệp có 26 dự án, riêng ngành cơ khí chế tạo có 13 dự án, dược – nhựa – cao-su kỹ thuật có sáu dự án, điện – điện tử công nghệ thông tin có năm dự án. Đến nay, các dự án nói trên đang triển khai và giải ngân được khoảng 1.200 tỷ đồng.
Để có thể mở rộng cũng như tăng tỷ trọng bốn ngành công nghiệp mũi nhọn, thành phố cần phát triển công nghiệp hỗ trợ (các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện, phụ tùng). Theo đó, thành phố cần đầu tư xây dựng vào các khu công nghiệp hỗ trợ như cụm công nghiệp Dương Công Khi, huyện Hóc Môn (ngành định hướng là cơ khí chế tạo), khu công nghiệp Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi (điện – điện tử, ô-tô – xe máy), khu liên hiệp cơ khí lớn phía nam – khu công nghiệp Đa Phước (đúc luyện phôi thép, gang…) với tổng số vốn đầu tư gần 3.600 tỷ đồng. Riêng các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn có nhu cầu di dời và đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với mức vốn hơn 3.030 tỷ đồng. Sắp tới, Công ty Cao-su Thống Nhất (thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) sẽ khánh thành nhà máy sản xuất phụ tùng cao-su kỹ thuật cao với công suất 25 triệu sản phẩm/năm. Năm 2010, TP Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp với mức tăng 14,2% (tổng giá trị sản lượng hơn 200 nghìn tỷ đồng). Bốn ngành công nghiệp trọng yếu gồm: Cơ khí chế tạo; điện – điện tử công nghiệp; hóa chất – cao-su, nhựa; chế biến tinh lương thực, thực phẩm đã đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng nói trên. Riêng tháng 1-2011, sản xuất công nghiệp thành phố đạt gần 54.000 tỷ đồng, tăng gần 13% so với tháng 1-2010, trong đó ngành hóa chất tăng 9,7%, cơ khí chế tạo tăng 21,3%.
* Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, cả tỉnh có 5.871 ha đất sản xuất rau, hoa và dâu tây được ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, diện tích được ứng dụng trong 1.731 ha các vùng quy hoạch sản xuất rau, hoa và dâu tây theo chương trình nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh là 1.531 ha. Đặc biệt, diện tích ngoài các vùng quy hoạch nhưng được các doanh nghiệp, nông dân tự ứng dụng lên đến 4.340 ha.
TP Đà Lạt là địa phương dẫn đầu ở Lâm Đồng và cả nước về diện tích và các loại cây trồng được ứng dụng công nghệ cao, lớn nhất là các loại rau: 3.373 ha, các loại hoa: 2.305 ha, còn lại là dâu tây và một số loại cây khác. Công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất rau, hoa, dâu tây… ở Lâm Đồng rất đa dạng, trong đó tập trung nhiều nhất là kỹ thuật canh tác, xây dựng hệ thống điều khiển chăm sóc cây trồng tự động, sản xuất trong nhà kính, công nghệ màng phủ, công nghệ tưới, công nghệ sản xuất, chọn lọc, ứng dụng giống mới… Nhờ ứng dụng tốt công nghệ cao trong sản xuất mà những diện tích cây trồng này đạt lợi nhuận bình quân từ 150 đến 450 triệu đồng/ha; cá biệt có một số loại hoa giống mới, độc đáo được trồng theo kỹ thuật canh tác đặc biệt, mang lại lợi nhuận ròng không dưới một tỷ đồng/ha/năm.
Theo Nhandan
Ý kiến ()