Thành phố Hải Dương tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển
Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển là quyết tâm chính trị mà BCH Đảng bộ TP Hải Dương đề ra khi xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khóa 21. Thành ủy đã lựa chọn chương trình, đề án có tính chất trọng tâm, có tính khả thi cao, để đưa nhanh Nghị quyết vào cuộc sống.Với mục tiêu tạo tiền đề xây dựng TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) trở thành đô thị loại I trước năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trên từng lĩnh vực. Cấp ủy các cấp dựa trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, lựa chọn cách triển khai thực hiện nghị quyết có hiệu quả, phù hợp tình hình. Trao đổi với chúng tôi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phạm Trường Giang, cho biết, nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng, TP Hải Dương có trách nhiệm chính và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh. Với 15 phường và sáu xã, tốc độ...
Với mục tiêu tạo tiền đề xây dựng TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) trở thành đô thị loại I trước năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trên từng lĩnh vực. Cấp ủy các cấp dựa trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, lựa chọn cách triển khai thực hiện nghị quyết có hiệu quả, phù hợp tình hình. Trao đổi với chúng tôi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phạm Trường Giang, cho biết, nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng, TP Hải Dương có trách nhiệm chính và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh. Với 15 phường và sáu xã, tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp còn ít, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ thành phố, khi đề ra Chương trình hành động, Thành ủy Hải Dương xác định hướng ưu tiên, cân nhắc năng lực nghiệp vụ, chuyên môn, cơ chế, chính sách, tiềm lực tài chính… để phê duyệt những dự án có tính khả thi cao, làm đòn bẩy, thúc đẩy các ngành nghề, lĩnh vực khác phát triển…
Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất một số đề án trọng tâm, công trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết, trong đó có một số đề án được xây dựng từ nhiệm kỳ trước, cần được tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2015, như: 'Xây dựng tuyến phố văn minh đô thị' 'Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên' 'Tăng cường công tác phòng chống tệ nạn ma túy' phê duyệt một số đề án mới nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra. Trong lĩnh vực kinh tế, Thành ủy xác định đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ; khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chuyên canh, làm ra sản phẩm lương thực, thực phẩm sạch, an toàn; phát triển dịch vụ nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới; chủ trương không tiếp tục mở rộng cụm công nghiệp, khu công nghiệp mà tập trung đầu tư chiều sâu, kêu gọi đầu tư sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh và thân thiện môi trường. Một trong những đề án được ưu tiên thực hiện trước hết là 'Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 – 2015', phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành xây dựng từ một đến hai xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn nông thôn mới.
Vấn đề tiếp tục được quan tâm ở nhiệm kỳ này là tạo việc làm và thu nhập ổn định cho những người bị thu hồi đất khi thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các làng nghề mộc, mỹ nghệ, sản xuất các loại đặc sản truyền thống… là những thế mạnh của TP Hải Dương được khuyến khích phát triển; dự án xây dựng các khu thương mại tập trung, chợ đầu mối, chợ bán lẻ được đầu tư với quy mô lớn, như: Thanh Bình, Ngô Quyền, Hải Tân, Thạch Khôi… Vậy với dân số hơn 210 nghìn người, liệu có rơi vào tình trạng dư thừa chợ và trung tâm thương mại? Hơn nữa, thói quen của phần đông người dân là tiện mua, tiện bán ngay tại vỉa hè, lòng đường có là trở ngại khi thực hiện đề án này? Băn khoăn của chúng tôi được đồng chí Phó Bí thư Thường trực giải đáp: 'Theo khảo sát thực tế, tỷ lệ hộ đăng ký kinh doanh hằng năm tăng cao, nhu cầu mặt bằng kinh doanh và sức tiêu thụ hàng hóa của người dân thành phố là khá lớn, do vậy, chúng tôi hoàn toàn tự tin khi dự án hoàn thành sẽ được khai thác hết công suất. Mặt khác, để người dân dần thay đổi thói quen mua – bán, chúng tôi cũng đã bàn phương án xây chợ bán lẻ vẫn có lối đi xe vào chợ, để người mua-bán các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày không thấy phiền hà, cũng là cách dẹp dần 'chợ cóc', góp phần xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị'.
Đề án phát triển giáo dục cũng được cấp ủy nhiệm kỳ này quan tâm đúng mức, nhằm tạo nền tảng tri thức phục vụ lâu dài sự nghiệp CNH, HĐH. Hiện nay, với 29 trường thuộc bốn cấp học đạt chuẩn quốc gia, TP Hải Dương luôn dẫn đầu tỉnh về số học sinh giỏi các cấp. Từ năm 2005 đến nay, đã xây mới thêm 351 phòng học kiên cố, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, bảo đảm nhu cầu học tập của học sinh như bàn ghế, bảng chống lóa, đèn chống cận… Những nỗ lực đồng bộ của cấp ủy, chính quyền và ngành giáo dục thành phố là đến năm 2015 đạt 100% phòng học kiên cố; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trong đó: mầm non: 40%, tiểu học: 70%, THCS và THPT là 50%. Đây là những con số có nhiều khả năng thực hiện được. Bên cạnh đó, Thành ủy cũng đề cao công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, nghiên cứu tổng thể và thực hiện giải pháp đồng bộ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị; xây dựng khu phố thương mại… các công trình như: quy hoạch, xây dựng phát triển thành phố trở thành đô thị loại 1 trước năm 2020; khu văn hóa thể thao thành phố; xây dựng vườn hoa, cây xanh công cộng trên đại lộ Hồ Chí Minh… cũng là những trọng điểm được thực hiện trong nhiệm kỳ này. Trước mắt, thành phố đang tập trung thực hiện dự án xây dựng tuyến phố văn minh đô thị, thực hiện thí điểm trên bảy tuyến phố: đại lộ Hồ Chí Minh, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Quang Trung, Thống Nhất, Bạch Đằng. Vận động các hộ dân ký cam kết bảo đảm trật tự đô thị; không xả chất thải ra đường, không tập kết vật liệu xây dựng trái phép; bảo đảm đường thông, hè thoáng, đỗ, dừng và dựng xe đúng quy định.
Về cách thức tổ chức thực hiện, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Vỹ cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và chương trình hành động thực hiện nghị quyết đã được quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố. Thành ủy yêu cầu, chương trình thực hiện Nghị quyết của từng cơ quan, đơn vị phải nêu rõ từng việc phải làm, từng cấp độ ưu tiên, với phương châm rõ việc, rõ cách làm, rõ nguồn lực, và thời gian hoàn thành… Ban Thường vụ Thành ủy Hải Dương chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện đề án chưa hoàn thành, xây dựng đề án mới; các phòng, ban, ngành liên quan bố trí nguồn vốn, xây dựng triển khai các công trình trọng điểm đã xác định, nhằm bảo đảm tính khả thi của mỗi nghị quyết được ban hành. Một trong những giải pháp chủ yếu là thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc do Thành ủy đã ban hành. Quy chế đã quy định chi tiết trách nhiệm và quyền hạn, chế độ làm việc và phương pháp công tác của BCH Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy, các ủy viên BCH, ủy viên Ban Thường vụ… đến các phòng, ban chức năng.
Hiện nay, các đề án này đã và đang được các cấp, ngành ở TP Hải Dương triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, nỗ lực và quyết tâm cao nhằm đưa nhanh Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()