Thành phố Cần Thơ phát triển công nghiệp gắn với xuất khẩu
Chế biến cá tra xuất khẩu ở Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ). Năm 2012, TP Cần Thơ đề ra mục tiêu đạt giá trị sản xuất công nghiệp hơn 26.500 tỷ đồng, tăng hơn 16%. Trong đó, giá trị ngành công nghiệp chế biến gần 26 nghìn tỷ đồng; hoạt động xuất khẩu và doanh thu dịch vụ thu ngoại tệ đạt 1,5 tỷ USD, tăng hơn 15% so với năm 2011. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm: thủy sản, gạo, may mặc, lông vũ, nông sản và nông sản thực phẩm chế biến...Để đạt được mục tiêu nêu trên, TP Cần Thơ kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn theo chỉ đạo của Chính phủ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; tăng cường mời gọi đầu tư, huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ các dự án phát triển ngành công thương; tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện...
Chế biến cá tra xuất khẩu ở Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ). |
Để đạt được mục tiêu nêu trên, TP Cần Thơ kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn theo chỉ đạo của Chính phủ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu; tăng cường mời gọi đầu tư, huy động vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ các dự án phát triển ngành công thương; tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ năm 2011 đến năm 2015, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp kiểm toán năng lượng chi tiết và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, UBND thành phố Cần Thơ thường xuyên liên hệ, gặp gỡ các doanh nghiệp, nắm tình hình hoạt động, những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị cấp trên giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có song song với tìm kiếm, mở rộng thị trường mới, thị trường có sức mua lớn. Đổi mới cách thức tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch xuất khẩu lớn ở châu Á, châu Âu và thị trường mới mở (Trung Đông và châu Phi)..
Theo Nhandan
Ý kiến ()