Thành lập Nhóm tiếp xúc về Li-bi
* Quân đội Li-bi giành lại quyền kiểm soát một số thành phố Theo tin nước ngoài, Hội nghị quốc tế về Li-bi ngày 29-3 ở Luân Đôn (Anh) đã nhất trí thành lập Nhóm tiếp xúc về Li-bi để điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm hỗ trợ "tiến trình chuyển giao chính trị" và "sắp đặt một tương lai" cho nước này, đồng thời nhất trí gia tăng sức ép chính trị và kinh tế đối với nhà lãnh đạo Li-bi M. Ca-đa-phi. Hội nghị khẳng định tiếp tục chọn biện pháp quân sự để thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về Li-bi.* Tại Oa-sinh-tơn, chính giới và dư luận Mỹ đã chỉ trích bài phát biểu của Tổng thống B.Ô-ba-ma về vai trò của Mỹ tại Li-bi. Người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ G. Bâu-nơ nhấn mạnh, bài phát biểu của ông Ô-ba-ma không rõ ràng liên quan những nguồn lực của Mỹ sẽ được sử dụng, các tiêu chí và mục tiêu khi quan hệ với lực lượng chống chính phủ ở Li-bi. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa R. Pôn nhận định, Tổng thống Mỹ đã...
Theo tin nước ngoài, Hội nghị quốc tế về Li-bi ngày 29-3 ở Luân Đôn (Anh) đã nhất trí thành lập Nhóm tiếp xúc về Li-bi để điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm hỗ trợ “tiến trình chuyển giao chính trị” và “sắp đặt một tương lai” cho nước này, đồng thời nhất trí gia tăng sức ép chính trị và kinh tế đối với nhà lãnh đạo Li-bi M. Ca-đa-phi. Hội nghị khẳng định tiếp tục chọn biện pháp quân sự để thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về Li-bi.
* Tại Oa-sinh-tơn, chính giới và dư luận Mỹ đã chỉ trích bài phát biểu của Tổng thống B.Ô-ba-ma về vai trò của Mỹ tại Li-bi. Người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ G. Bâu-nơ nhấn mạnh, bài phát biểu của ông Ô-ba-ma không rõ ràng liên quan những nguồn lực của Mỹ sẽ được sử dụng, các tiêu chí và mục tiêu khi quan hệ với lực lượng chống chính phủ ở Li-bi. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa R. Pôn nhận định, Tổng thống Mỹ đã coi thường hiến pháp và đưa nước Mỹ vào một cuộc xung đột quân sự mà không có sự thảo luận hay chấp thuận của QH. Nghị sĩ Đ.Cu-xi-ních, đại diện bang Ô-hai-ô lập luận: 'nước Mỹ nay lại làm cảnh sát quốc tế, như người đứng đầu ngành hành pháp định nghĩa khi chúng ta phải ra tay (can thiệp). Và điều đó là một thế rất nguy hiểm'.
* Ngày 29-3, Tổng thống Ô-ba-ma khẳng định, mục tiêu của Mỹ và liên quân tại Li-bi là gây áp lực mạnh mẽ khiến nhà lãnh đạo Ca-đa-phi 'phải từ bỏ' quyền lực, đồng thời tin rằng ông Ca-đa-phi sẽ từ chức. Mỹ không loại trừ khả năng cung cấp thiết bị quân sự cho lực lượng đối lập tại Li-bi.
* Theo Tư lệnh tối cao liên quân NATO tại châu Âu đồng thời là Tư lệnh Bộ chỉ huy Mỹ tại châu Âu, Đô đốc Giêm Xta-vri-đi-xơ, các nguồn tin tình báo cho biết, có những dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của An Kê-đa hoặc Phong trào Hồi giáo Héc-bô-la trong lực lượng chống chính phủ tại Li-bi. Trước đó, nhà lãnh đạo Li-bi M.Ca-đa-phi từng cảnh báo có các phần tử An Kê-đa tham gia lực lượng chống chính phủ.
* Theo Roi-tơ, ngày 29-3, lực lượng trung thành với Tổng thống Li-bi Ca-đa-phi đã giành lại quyền kiểm soát TP Na-pha-li-a, buộc lực lượng đối lập chạy về Bin Gia-oát. Lực lượng chống Chính phủ Li-bi đã kêu gọi phương Tây tăng cường trợ giúp họ tiến về Xơ-tê, quê hương của ông Ca-đa-phi. Lực lượng trung thành với ông Ca-đa-phi tuyên bố giành lại quyền kiểm soát thành phố lớn thứ ba Mi-xra-ta, trong khi lực lượng đối lập mất quyền kiểm soát cảng biển quan trọng Rát La-núp.
* Lầu Năm góc ngày 29-3 xác nhận, trong vòng 24 giờ qua, liên quân đã bắn 22 quả tên lửa Tô-ma-hốc vào các mục tiêu tại Li-bi và tiến hành 115 vụ không kích trên bầu trời quốc gia Bắc Phi này. Theo Đô đốc Xta-vri-đi-xơ, chi phí cho các cuộc tiến công quân sự của Mỹ vào Li-bi đã lên tới 550 triệu USD.
Theo Nhandan
Ý kiến ()