Thanh Hóa: Xây dựng mô hình thí điểm Doanh nghiệp – Hợp tác xã – Hộ nông dân
Hình thành mô hình Doanh nghiệp – Hợp tác xã – Hộ nông dân do Hợp tác xã làm nòng cốt để xây dựng cơ chế phối hợp quan hệ từ sản xuất đến tiêu thụ giữa các thành viên trong chuỗi liên kết và giúp bà con nông dân có thể yên tâm sản xuất kinh doanh khi hạch toán được đầu ra sản phẩm, đầu vào vật tư.Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Thanh Hoá, cho biết: Thanh Hoá là tỉnh có nhiều HTX so với cả nước với tổng số 917 HTX, trong đó có 522 HTX nông lâm ngư nghiệp. HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc thuộc địa bàn xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc là HTX được lựa chọn tham gia mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh. Toàn bộ hộ xã viên của HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc là 1.600 hộ với 2.850 lao động. HTX được chuyển đổi và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003.Hiện nay, HTX đã duy trì được 9 khâu dịch vụ kinh doanh có hiệu quả, được nhân dân tín nhiệm, thu hút số xã...
Hình thành mô hình Doanh nghiệp – Hợp tác xã – Hộ nông dân do Hợp tác xã làm nòng cốt để xây dựng cơ chế phối hợp quan hệ từ sản xuất đến tiêu thụ giữa các thành viên trong chuỗi liên kết và g iúp bà con nông dân có thể yên tâm sản xuất kinh doanh khi hạch toán được đầu ra sản phẩm, đầu vào vật tư.
Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Thanh Hoá, cho biết: Thanh Hoá là tỉnh có nhiều HTX so với cả nước với tổng số 917 HTX, trong đó có 522 HTX nông lâm ngư nghiệp. HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc thuộc địa bàn xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc là HTX được lựa chọn tham gia mô hình thí điểm đầu tiên của tỉnh. Toàn bộ hộ xã viên của HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc là 1.600 hộ với 2.850 lao động. HTX được chuyển đổi và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003.
Hiện nay, HTX đã duy trì được 9 khâu dịch vụ kinh doanh có hiệu quả, được nhân dân tín nhiệm, thu hút số xã viên tham gia ký hợp đồng ngày một nhiều. Điển hình như khâu dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho xã viên, HTX đã tích cực tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trong sản xuất vụ đông cho bà con xã viên; chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất từng vụ trong năm để triển khai cụ thể đến tận các thôn xóm, trích kinh phí đầu tư và động viên xã viên đưa vào gieo trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao như: Thanh hao, ngô bao tử, dưa bao tử, ngô ngọt, khoai tây, sa lát, ớt, rau màu các loại vào trồng. Trung bình hàng năm HTX bán ra từ 3.000 – 3.500 tấn phân bón, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu phân bón trong dân và góp phần phát triển sản xuất nông nhiệp và kinh doanh hiệu quả.
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa Trần Gia Khương: Xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc có 428 ha đất nông nghiệp, trong đó, hơn 190 ha có thể sản xuất cây trồng hàng hóa. Cũng như các địa phương khác, Phú Lộc đặt mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đưa những cây trồng có giá trị cao vào sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác. Việc xây dựng Mô hình thí điểm tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp thông qua hợp đồng giữa Doanh nghiệp – Hợp tác xã – Nông dân tại xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa nhằm xây dựng cơ chế phối hợp quan hệ từ sản xuất đến tiêu thụ giữa các thành viên trong chuỗi liên kết. Cơ chế hoạt động của mô hình liên kết doanh nghiệp và Hợp tác xã tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân tại vùng sản xuất tập trung cơ bản được thực hiện theo 03 bước như sau: Lập bản cam kết và thỏa thuận tham gia của các chủ thể trong mô hình; Ký hợp đồng mang tính nguyên tắc về giao nhận sản phẩm được tạo ra của mô hình từ đầu vụ sản xuất; Ký kết các hợp đồng kinh tế cụ thể về tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư.
HTX Phú Lộc có nhiệm vụ thực hiện điều tra, khảo sát thị trường, tìm kiếm các doanh nghiệp bao tiêu hết nông sản cho nông dân theo hợp đồng, giúp bà con yên tâm sản xuất, hạn chế tình trạng được mùa, rớt giá hoặc không thể tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Cùng với việc chịu trách nhiệm tiêu thụ nông sản, HTX Phú Lộc còn đảm nhận cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, đầu tư ứng trước phân bón, giống, máy móc làm đất cho nông dân, liên hệ với các nhà khoa học để hỗ trợ nông dân kiến thức về thâm canh, chăm sóc cây trồng…
Được biết Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đang p hối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan để thúc đẩy mô hình tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua Hợp tác xã nhằm đ ề xuất giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích nâng cao vai trò của hợp tác xã trong việc hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản chất lượng, hiệu quả.
Triển khai mô hình Doanh nghiệp – Hợp tác xã – hộ nông dân tiêu thụ nông sản thực phẩm và cung ứng vật tư nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích giữa các chủ thể cùng chia sẻ rủi ro và tương hỗ các điểm mạnh, điểm yếu của các chủ thể và đảm bảo ổn định quá trình tiêu thụ hàng nông sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây là một mô hình hiệu quả và thiết thực.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()