Thanh Hóa xây dựng 155 mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp
* Hơn 77% số lao động Bắc Cạn có việc làm ổn định sau học nghề Từ nguồn vốn hơn 16 tỷ đồng được phân bổ từ chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và lựa chọn để hỗ trợ 155 mô hình phát triển sản xuất tại 117 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.
* Hơn 77% số lao động Bắc Cạn có việc làm ổn định sau học nghề Từ nguồn vốn hơn 16 tỷ đồng được phân bổ từ chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và lựa chọn để hỗ trợ 155 mô hình phát triển sản xuất tại 117 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.
Theo đó, nhiều mô hình sản xuất, góp phần chuyển đổi nghề, thay đổi tập quán canh tác, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Ðiển hình như mô hình trồng nấm rơm trái vụ tại huyện Thường Xuân, trồng gấc nguyên liệu tại huyện Vĩnh Lộc, chăn nuôi hươu tại huyện Như Xuân, trồng rau xanh tại các huyện Như Thanh và Thạch Thành. Nhiều mô hình đã đem lại giá trị thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng cho nông dân như: mô hình trồng dưa chuột tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, đạt giá trị bình quân 250 triệu đồng/ha; mô hình trồng dưa hấu và bí xanh ở xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa), bình quân thu nhập 300 triệu đồng/ha… Mặt khác, cũng từ nguồn vốn kích cầu hỗ trợ ban đầu, các địa phương đã huy động các nguồn vốn đạt gấp năm lần nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện các mô hình; trong đó, nhân dân đóng góp hơn 55,7 tỷ đồng.
Thực hiện Ðề án “Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Bắc Cạn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và đã tổ chức dạy nghề cho 5.486 lao động nông thôn trong ba năm qua. Nhiều ngành nghề đáp ứng nhu cầu của địa phương như: chuyên canh cây cam quýt, khoai tây, thuốc lá, chè, làm miến dong, dệt thổ cẩm, trồng rau đặc sản, sản xuất phân vi sinh, trồng nấm, sửa chữa máy nông nghiệp…
Những năm qua, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người dân, với xây dựng nông thôn mới luôn được chú trọng và có hơn 77% số lao động nông thôn sau khi được đào tạo tìm được việc làm với thu nhập từ 2,5 triệu đồng đến ba triệu đồng/người/tháng. Sau khi học nghề, nhiều hộ gia đình đã áp dụng kiến thức học được vào quá trình sản xuất, mở rộng quy mô canh tác như trồng cây cam, cây quýt tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông với 450 hộ tham gia, thu nhập trung bình mỗi hộ từ 120 đến 150 triệu đồng/năm; trồng cây thuốc lá cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/ha; sản xuất miến dong, chăn nuôi lợn nái Móng Cái, chế biến gỗ… cũng cho thu nhập cao.
Những năm tới, tỉnh Bắc Cạn phấn đấu chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 46 nghìn lượt hội viên nông dân, tổ chức dạy nghề cho 2.500 hội viên nông dân/năm; đào tạo, bồi dưỡng cho 1.500 lượt cán bộ công chức cấp xã.
Theo Nhandan
Ý kiến ()