Ý nghĩa của thắng lợi ngày 30-4-1975 có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là ngày nhân dân ta hoàn toàn đánh bại giặc Mỹ xâm lược. Đó là ngày toàn thắng của dân tộc sau 30 năm kháng chiến liên tục để bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng 8-1945. Đó là sự hưởng ứng với kết quả cao nhất đối với Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ vang lên từ Đất Tổ: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Một góc quận 4 (TP Hồ Chí Minh) ( Ảnh: Cường Tất ) Nếu suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa của thắng lợi ngày 30-4-1975, thì đó là thắng lợi của truyền thống mấy nghìn năm lịch sử văn hóa vô cùng tốt đẹp của Việt Nam ta.Lịch sử văn hóa mở đầu từ thời đại các Vua Hùng là văn hóa truyền thống mang ý tưởng về khát vọng sống của dân ta rất cao đẹp. Đó là sống trong niềm tự hào về người Cha là Lạc Long Quân thuộc giống Rồng rất oai hùng với người Mẹ...
Ý nghĩa của thắng lợi ngày 30-4-1975 có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Đó là ngày nhân dân ta hoàn toàn đánh bại giặc Mỹ xâm lược. Đó là ngày toàn thắng của dân tộc sau 30 năm kháng chiến liên tục để bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng 8-1945. Đó là sự hưởng ứng với kết quả cao nhất đối với Lời kêu gọi thiêng liêng của Bác Hồ vang lên từ Đất Tổ: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Một góc quận 4 (TP Hồ Chí Minh) ( Ảnh: Cường Tất )
Nếu suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa của thắng lợi ngày 30-4-1975, thì đó là thắng lợi của truyền thống mấy nghìn năm lịch sử văn hóa vô cùng tốt đẹp của Việt Nam ta.
Lịch sử văn hóa mở đầu từ thời đại các Vua Hùng là văn hóa truyền thống mang ý tưởng về khát vọng sống của dân ta rất cao đẹp. Đó là sống trong niềm tự hào về người Cha là Lạc Long Quân thuộc giống Rồng rất oai hùng với người Mẹ là Âu Cơ đẹp như tiên. Đó là sống trong tình cố kết với nghĩa đồng bào, thương yêu gắn bó với nhau như con cùng chung một bào thai.
Đó là sống bằng lao động với ý chí chinh phục hoang đảo như Mai An Tiêm. Đó là sống với lòng yêu nước nồng nàn, giặc đến nhà, trẻ con cũng vươn lên thành dũng sĩ, dẹp giặc chỉ để cứu nước, không tính chuyện tranh công để hưởng danh lợi chức quyền, như chuyện Thánh Gióng.
Trong văn hóa của dân tộc ta, còn có truyền thống quý người tài như trong tác phẩm 'Bình Ngô Đại Cáo' của Nguyễn Trãi đã nêu về vua ta đã từng 'Mấy thuở đợi chờ, luống đằng đẵng cỗ xe hư tả' tức là cỗ xe của vua đi nhưng để trống chỗ bên trái đợi người hiền tài. Tám mươi năm bị giặc Pháp thống trị, dân ta không chịu cúi đầu, luôn có tiếng nguyền rủa, lên án trong đó có 'Bản án chế độ thực dân Pháp' của Nguyễn Ái Quốc rất đanh thép rất sâu sắc, được công bố vào năm 1925.
Nhờ biết phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp mà cốt lõi là lòng yêu nước, nghĩa cố kết đồng bào, với sự quý trọng người tài, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch luôn tự nâng cao về bản lĩnh trí tuệ, mưu lược đã lãnh đạo dân ta giành được thắng lợi to lớn trong cuộc cách mạng tháng 8-1945, đã làm cho giặc Pháp, giặc Mỹ thất bại thảm hại, sau 30 năm kháng chiến, đã chiến đấu để giữ vững biên cương của Tổ quốc, đã có được thành quả to lớn trong công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam được bổ sung thêm nội dung có ý nghĩa lớn, đó là lý luận của Các Mác và Lê-nin. Với sự kiên định về nhiệm vụ chính trị là độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới nhưng không để đổi màu, hòa nhập với cộng đồng thế giới nhưng không hòa tan, không để mất độc lập chủ quyền, không chệch hướng theo chủ nghĩa tư bản. Nói chung là không để mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI, là những sản phẩm văn hóa rất quan trọng, tập trung được trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta. Bốn mục tiêu lớn nêu trong chủ đề của đại hội: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đó cũng là những yêu cầu lớn trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam phát triển lên một tầng cao mới.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong ngày 22-5 tới là loại hình về sinh hoạt dân chủ trong chế độ ta và đó cũng là sự kiện rất quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa, văn hóa dân chủ của nước ta.
Chúng ta rất tự hào về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, hai vị đã được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới. Đặc biệt, trong nghị quyết về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Bác Hồ của chúng ta là 'Vị Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn'.
Thực hiện cuộc chiến tranh vào Việt Nam hơn 20 năm (1954 – 1975), Mỹ đã trải qua sáu đời tổng thống. Mỹ đã phải chi phí gần 700 tỷ USD, huy động tới 22 nghìn xí nghiệp với gần sáu triệu công nhân công nghiệp, hơn 1/3 tổng số các nhà khoa học và 260 trường đại học tham gia vào việc nghiên cứu chiến lược chiến tranh, chế tạo, sản xuất các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh. Mỹ đã đưa hơn 6,5 triệu lượt lính Mỹ trực tiếp và gián tiếp tham chiến. Số quân Mỹ bị chết, bị thương, bị bắt sống 360.000 người. Kết quả cuối cùng là đế quốc Mỹ đã hoàn toàn thất bại sau ngày 30-4-1975, miền nam nước ta trong đó có Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, nhân dân ta đã giành được độc lập thống nhất, mở ra một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn xây dựng đất nước trong hòa bình.
Tại sao có sự thất bại đó? Nhiều người Mỹ cho rằng, có hai nguyên nhân:
Một là, Mỹ đã không hiểu đúng uy tín và ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam và đối với nhân dân thế giới.
Hai là, Mỹ đã không lường được sức mạnh của truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng, đó là một nhận định đúng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()