Thăng Bình (Quảng Nam): Chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng về trẻ khuyết tật
Dự án “Hỗ trợ chăm sóc trẻ khuyết tật hòa nhập” do Tổ chức Cứu trợ phát triển (CRS) tài trợ đã được triển khai tại 8 xã của huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) từ năm 2010. Đến nay, sau gần 3 năm thực hiện, Dự án đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng với trẻ khuyết tật, giúp các em và gia đình có thêm niềm vui, tự tin hòa nhập với cuộc sống. Niềm vui của em Nguyễn Văn Quang Dũng (thị trấn Hà Lam) khi được đến trường hòa nhập cùng bạn bèEmHà ThịSơn năm nay 15 tuổi, ở thôn 6 xã Bình Dương bị bại liệt từ khi mới chào đời. Sơn không thể nhận thức được mọi thứ xung quanh, sinh hoạt cá nhân đều trông chờ vào người thân trong gia đình do chân tay lúc nào cũng co quắp. Được dự án “Hỗ trợ chăm sóc trẻ khuyết tật hòa nhập”do CRS tài trợ, mẹ của Sơn được tham gia các buổi tư vấn nâng cao nhận thức và các kỹ năng về chăm sóc trẻ khuyết tật tại nhà. Bản thân Sơn cũng được cô...
Dự án “Hỗ trợ chăm sóc trẻ khuyết tật hòa nhập” do Tổ chức Cứu trợ phát triển (CRS) tài trợ đã được triển khai tại 8 xã của huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) từ năm 2010. Đến nay, sau gần 3 năm thực hiện, Dự án đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức của cộng đồng với trẻ khuyết tật, giúp các em và gia đình có thêm niềm vui, tự tin hòa nhập với cuộc sống.
Niềm vui của em Nguyễn Văn Quang Dũng |
Em Hà Thị Sơn năm nay 15 tuổi, ở thôn 6 xã Bình Dương bị bại liệt từ khi mới chào đời. Sơn không thể nhận thức được mọi thứ xung quanh, sinh hoạt cá nhân đều trông chờ vào người thân trong gia đình do chân tay lúc nào cũng co quắp. Được dự án “Hỗ trợ chăm sóc trẻ khuyết tật hòa nhập” do CRS tài trợ, mẹ của Sơn được tham gia các buổi tư vấn nâng cao nhận thức và các kỹ năng về chăm sóc trẻ khuyết tật tại nhà. Bản thân Sơn cũng được cô Nguyễn Thị Mai- Giáo viên trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Bình Dương) tới tận nhà để dạy học.
Từ chỗ không biết gì về các chữ cái và các con số thì đến nay, Sơn đã biết đọc được những bài thơ dài và làm phép tính có 4 chữ số do cô giáo Mai hướng dẫn. Mỗi tuần, cô giáo Mai đi hàng chục cây số và đến tận nhà để dạy Sơn học 3 buổi, mỗi buổi từ 3-4 tiếng đồng hồ. Khó khăn là vậy nhưng cô Mai đã dành tất cả tình yêu thương cho Sơn, bởi cô nhận thấy ở cô bé tật nguyền này có một sự ham học rất lớn nên tận tình dạy bảo. Cô đã đem đến cho Sơn khát vọng sống để học mà không mặc cảm với số phận.
Với ba mẹ của Sơn, họ không có niềm vui nào bằng khi con mình đã biết đọc và biết làm toán- Điều mà họ chưa bao giờ dám nghĩ tới, vì lúc nào cũng thấy Sơn nằm co quắp, nói năng không rõ tiếng. Khi Sơn biết đọc đã đem lại niềm hạnh phúc lớn đối với gia đình. Bà Cao Thị Tư, mẹ của em Sơn không giấu nổi xúc động: “Tôi không thể tin được con bé bị khuyết tật nặng mà đã biết đọc và nhận thức được nhiều điều qua sách vở. Sơn biết sống có trách nhiệm hơn. Tôi và cả gia đình rất biết ơn cô giáo Mai cùng dự án đã làm thay đổi được nhận thức của cả nhà”.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Ngọc và chị Nguyễn Thị Kiều ở tổ 8, thị trấn Hà Lam rất bi quan khi năm 2005 sinh cậu con trai đầu lòng Nguyễn Văn Quang Dũng không phát triển bình thường như mọi đứa trẻ khác. Dũng bị bại não và chậm phát triển trí tuệ, sinh hoạt cá nhân rất khó khăn, nhưng từ khi được tham gia các lớp tập huấn của dự án CRS, vợ chồng anh Ngọc hết lòng chăm sóc cho con theo kỹ năng hướng dẫn dành cho trẻ khuyết tật. Và Dũng cũng đã được đến trường với sự giúp đỡ của gia đình, của cô giáo và bạn bè ở lớp 1B, trường Tiểu học Trần Quốc Toản (thị trấn Hà Lam).
Giờ đây, Dũng đã biết đọc, biết viết và tự tin hòa nhập với cộng đồng. Không chỉ có Sơn, Dũng, nhiều trường hợp khác bị khuyết tật nặng, nhưng với sự quan tâm giáo dục của thầy cô, sự chăm lo phục hồi chức năng của cha mẹ, đến nay các em đã hòa nhập được với cộng đồng. 6 trẻ khuyết tật đang theo học tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thị trấn Hà Lam là thành quả rất đáng ghi nhận. Cô Vũ Thị Mùi- Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thị trấn Hà Lam cho hay: Bên cạnh việc dạy cho các em khuyết tật biết được kiến thức cơ bản về các môn học như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội….trường còn dạy thêm cho các em về kiến thức kĩ năng sống và cả những môn năng khiếu, âm nhạc, mĩ thuật để giúp cho các em có khả năng tự tin hơn và hòa nhập cùng cộng đồng.
Cô giáo Nguyễn Thị Mai, giáo viên trường tiểu học |
Dự án CRS được triển khai tại 8 xã của huyện Thăng Bình từ đầu năm 2010, gồm: Bình An, Bình Dương, Bình Giang, Bình Định Bắc, Bình Trị, Bình Tú, Bình Trung và thị trấn Hà Lam.Huyện và các địa phương vùng dự án đã thành lập Ban điều hành và Ban đại diện cha mẹ trẻ khuyết tật. Thông qua mạng lưới cán bộ, giáo viên cốt cán và cha mẹ cốt cán, cùng với các chương trình của dự án, các thành viên tham gia đến tận nhà để tư vấn, hướng dẫn cụ thể từng phương pháp chăm sóc, giúp trẻ dần lấy lại tự tin trong giao tiếp, có thể mạnh dạn để hòa nhập với cộng đồng. “Chỉ có chính phụ huynh trẻ khuyết tật mới là những người có điều kiện quan tâm, hỗ trợ trẻ nhiều nhất, không ai giúp được trẻ nếu chính cha mẹ trẻ thờ ơ. Vì vậy, việc phối hợp giữa các bậc cha mẹ với nhà trường, với các tổ chức có liên quan để giáo dục, giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng là điều rất quan trọng và không thể thiếu được”- Ông Xa Văn Mỹ, Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ trẻ khuyết tật huyện Thăng Bình chia sẻ.
Qua gần 3 năm triển khai dự án, đến nay hầu hết trẻ khuyết tật của các địa phương trong vùng dự án ở huyện Thăng Bình đều khá tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người và xã hội. Các em ở độ tuổi đi học đều được đến trường, từng bước phục hồi được chức năng và rèn luyện kỹ năng để hòa nhập cộng đồng. Kết quả này đã khẳng định, chỉ có lòng yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia với những trẻ em bất hạnh mới đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các em và giúp các em tự tin trước cuộc sống.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()