Tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,86%
Ngày 24-11, Tổng cục Thống kê chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 1,86% so với tháng trước và tăng 11,09% so với tháng 11-2009. Như vậy, CPI 11 tháng đã tăng tới 9,58% so với tháng 12-2009 và bình quân 11 tháng qua, CPI tăng 8,96% so với 11 tháng đầu năm 2009.Tháng 11, mười trong tổng số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI đều tăng giá với mức tăng từ 0,23% - 3,45%, riêng nhóm bưu chính - viễn thông tiếp tục giảm giá 0,03%. Với mức tăng 3,45%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm hàng có mức tăng CPI cao nhất. Do tỷ trọng quyền số của nhóm này lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (xấp xỉ 40%) cho nên việc tăng chỉ số giá của cả nhóm này đã làm cho CPI chung tăng 1,38% trong mức tăng 1,86% của tháng 11. Trong đó, nhóm lương thực tăng 6,02%, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay và nhóm lương thực đóng góp vào mức tăng CPI chung là 0,49%. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân...
Tháng 11, mười trong tổng số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI đều tăng giá với mức tăng từ 0,23% – 3,45%, riêng nhóm bưu chính – viễn thông tiếp tục giảm giá 0,03%. Với mức tăng 3,45%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm hàng có mức tăng CPI cao nhất. Do tỷ trọng quyền số của nhóm này lớn nhất trong rổ hàng hóa tính CPI (xấp xỉ 40%) cho nên việc tăng chỉ số giá của cả nhóm này đã làm cho CPI chung tăng 1,38% trong mức tăng 1,86% của tháng 11. Trong đó, nhóm lương thực tăng 6,02%, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay và nhóm lương thực đóng góp vào mức tăng CPI chung là 0,49%. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân khiến CPI của nhóm hàng này tăng cao là do ảnh hưởng của giá lương thực thế giới biến động mạnh, nước xuất khẩu gạo lớn như Thái-lan cũng bị lũ lụt làm giảm sản lượng, một số nước châu Á, như Phi-li-pin, In-đô-nê-xi-a bị thiên tai, cho nên nhu cầu nhập khẩu về lương thực tăng cao. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, nhu cầu chuẩn bị thóc gạo cho dịp cuối năm bắt đầu tăng. Ngoài ra, mưa bão, lũ lụt liên tục và kéo dài tại các tỉnh miền trung vừa qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá lương thực, thực phẩm tại các tỉnh này và ảnh hưởng gián tiếp đến các tỉnh khác. CPI của nhóm thực phẩm trong tháng này tăng 3,27%, đây là tháng thứ hai kể từ đầu năm đến nay, giá hàng thực phẩm có mức tăng cao. Chỉ số giá nhóm này tăng đã góp vào mức tăng CPI chung là 0,8%. Dịch lợn tai xanh về cơ bản đã được kiểm soát, cho nên người dân đã an tâm tiêu dùng thịt lợn, giá thịt lợn đã tăng trở lại. Giá lương thực, thực phẩm tăng đã kéo theo giá các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình tăng 1,19%.
Tăng giá cao thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,74% mà nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá VND/USD liên tục tăng đã ảnh hưởng đến giá nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào. Với tỷ trọng quyền số 10% (sau nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống), mức tăng chỉ số giá của nhóm này đã đóng góp vào mức tăng CPI chung là 0,17%. Tiếp đến, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,99%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,94%… Một số nhóm hàng khác có mức tăng CPI nhẹ hơn như thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,59%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,56%; giao thông tăng 0,29%; giáo dục tăng 0,23%…
Mặc dù không thuộc rổ hàng hóa để tính CPI, nhưng việc biến động giá mạnh của vàng và USD đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tăng giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI. Tháng 11, chỉ số giá vàng tăng 8,67% so với tháng trước và tăng 23,31% so với tháng 12-2009. Còn chỉ số giá USD tăng 3% so với tháng trước và tăng 6,63% so với tháng 12-2009.
Theo Nhandan
Ý kiến ()