Thận trọng khi quyết định cho tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi về phân cấp và quản lý vốn ODA (Nghị định 131); trong đó có xem xét đến việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, tổ soạn thảo vẫn không đạt được sự thống nhất về vấn đề này bởi vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều. Có ý kiến cho rằng nên cho khối tư nhân tham gia thực hiện ODA vì Việt Nam đã cho phép các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến lại cho rằng, doanh nghiệp tư nhân chỉ sử dụng vốn hiệu quả khi đồng vốn đó là của chính doanh nghiệp chắt chiu. Nếu để doanh nghiệp tư nhân được tiêu “tiền chùa” thì doanh nghiệp tư nhân sẽ thu vén lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn mang về cho Nhà nước. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải tiếp tục tham khảo thêm các ý kiến trước khi quyết định đưa hay không đưa...
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi về phân cấp và quản lý vốn ODA (Nghị định 131); trong đó có xem xét đến việc cho phép tư nhân tham gia thực hiện vốn ODA.
Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, tổ soạn thảo vẫn không đạt được sự thống nhất về vấn đề này bởi vẫn tồn tại hai luồng quan điểm trái chiều. Có ý kiến cho rằng nên cho khối tư nhân tham gia thực hiện ODA vì Việt Nam đã cho phép các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, rất nhiều ý kiến lại cho rằng, doanh nghiệp tư nhân chỉ sử dụng vốn hiệu quả khi đồng vốn đó là của chính doanh nghiệp chắt chiu. Nếu để doanh nghiệp tư nhân được tiêu “tiền chùa” thì doanh nghiệp tư nhân sẽ thu vén lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn mang về cho Nhà nước.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải tiếp tục tham khảo thêm các ý kiến trước khi quyết định đưa hay không đưa nội dung này vào Dự thảo Nghị định sửa đổi trình lên Chính phủ.
Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, giải ngân vốn ODA là vấn đề “đau đầu” hiện nay. Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các Hiệp định. Hiện Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD và đây là sự cố gắng lớn bởi những năm trước đây, mỗi năm Việt Nam chỉ giải ngân được khoảng 3 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng phát sinh từ cơ chế hiện nay, do trình độ hạn chế của cán bộ quản lý dự án vốn ODA ở các địa phương, cũng như do thời gian chuẩn bị đầu tư thường kéo dài từ 2-3 năm, nên khi lạm phát cao thì dự án cứ phải chạy đuổi theo.
Để thúc đẩy việc giải ngân vốn ODA, Bộ đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới xây dựng cơ chế mới giải ngân vốn ODA. Theo đó, phía Việt Nam đề nghị các nhà tài trợ giảm phần vốn đối ứng của Việt Nam từ mức 30% hiện nay xuống còn 10-20%.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()