Than tiêu thụ giảm mạnh
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Nguyễn Văn Biên cho biết mặc dù những tháng đầu năm nay, năng lực và nhịp độ sản xuất than của Tập đoàn vẫn ổn định, đặc biệt các công ty than đều khẩn trương bóc đất, khai thác trước mùa mưa nhưng do các hộ tiêu dùng than trong nước gặp khó khăn nên đã không mua than của Vinacomin theo Hợp đồng đã ký. Điều này khiến sản lượng than tiêu thụ trong nước đang giảm mạnh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng than tiêu thụ chỉ đạt khoảng 20 triệu tấn, bằng 44% kế hoạch năm và bằng 90% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trong nước tiêu thụ than chỉ đạt 12,9 triệu tấn, bằng 42% kế hoạch và bằng 90% so với cùng kỳ. Cá biệt, than bán cho điện chỉ bằng 44%, than bán cho xi măng bằng 41,3%, than cho phân bón, hóa chất đạt 25% kế hoạch năm. Theo ông Nguyễn Văn Biên, hiện nay: Tập đoàn đã bám sát kế hoạch sản xuất và tiêu thụ năm 2012 ghi trong Kế hoạch 5...
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Nguyễn Văn Biên cho biết mặc dù những tháng đầu năm nay, năng lực và nhịp độ sản xuất than của Tập đoàn vẫn ổn định, đặc biệt các công ty than đều khẩn trương bóc đất, khai thác trước mùa mưa nhưng do các hộ tiêu dùng than trong nước gặp khó khăn nên đã không mua than của Vinacomin theo Hợp đồng đã ký. Điều này khiến sản lượng than tiêu thụ trong nước đang giảm mạnh.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm nay, tổng lượng than tiêu thụ chỉ đạt khoảng 20 triệu tấn, bằng 44% kế hoạch năm và bằng 90% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trong nước tiêu thụ than chỉ đạt 12,9 triệu tấn, bằng 42% kế hoạch và bằng 90% so với cùng kỳ. Cá biệt, than bán cho điện chỉ bằng 44%, than bán cho xi măng bằng 41,3%, than cho phân bón, hóa chất đạt 25% kế hoạch năm.
Theo ông Nguyễn Văn Biên, hiện nay: Tập đoàn đã bám sát kế hoạch sản xuất và tiêu thụ năm 2012 ghi trong Kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (là 45,5 triệu tấn; trong đó trong nước là 31 triệu tấn). Tuy nhiên, do hầu hết các hộ tiêu dùng than trong nước giảm mạnh (dự kiến cả năm sẽ giảm trên 3 triệu tấn so với Hợp đồng đã ký) đã ảnh hưởng lớn tới cân đối sản xuất, việc làm, tiền lương và tài chính của Tập đoàn. Lượng than tồn kho tăng cao còn gây khó khăn cho công tác sản xuất, chế biến tại các đơn vị. Riêng hai nhà máy tuyển than đã phải tạm nghỉ kéo than từ các mỏ trong một số ngày do khó khăn về bãi chứa. Dự kiến đến cuối tháng 6 này, tổng số than tồn kho sẽ đạt mức trên 8,5 triệu tấn.
Cùng với việc tiếp tục thực hiện tiết giảm thêm 5% chi phí, Tập đoàn đang yêu cầu các đơn vị sản xuất và chế biến than vượt qua khó khăn trên bằng thực hiện các biện pháp công nghệ, quản lý và quản trị để tăng năng suất lao động, giảm tiêu hao chi phí trên 1 tấn sản phẩm. Từ nay đến cuối năm, Tập đoàn tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tích cực quan hệ với khách hàng để đẩy mạnh tiêu thụ, tiết giảm chi phí sản xuất và hoàn thiện đổi mới quản lý. Mặt khác, Vinacomin cũng phấn đấu phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay để tập trung vốn cho các dự án đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất cho ngành trong những năm tới.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()