Tham vọng phát triển "Thủ phủ sâm" ở ngay tại Việt Nam
Với vùng nguyên liệu quý trên độ cao 1.700m ở Sìn Hồ, Cỏ Mềm đang hiện thực hóa mong ước nhân rộng nguồn gene quý, mang sâm Lai Châu đến gần hơn với người Việt Nam.
Với vùng nguyên liệu quý trên độ cao 1.700m ở Sìn Hồ, Cỏ Mềm đang hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh Lai Châu, thực hiện hóa mong ước nhân rộng nguồn gene quý, mang sâm Lai Châu đến gần hơn với người Việt Nam.
Nguồn gene và những hoạt chất quý của sâm Lai Châu
Khoảng vài năm trở lại đây, thị trường bắt đầu đổ xô, quan tâm đến sâm Lai Châu nhiều hơn. Giá thu mua sâm Lai Châu có lúc lên tới mức 60-100 triệu đồng/1kg, khiến nhiều người không khỏi tò mò, sâm Lai Châu có những công dụng gì đặc biệt?
Thực tế, sâm Lai Châu chính là “anh em” với sâm Ngọc Linh, có giá trị hoạt chất tương đồng, nhưng có sản lượng và năng suất cao hơn.
Sâm Lai Châu thường mọc dưới các tán rừng rậm, tập trung ở độ cao 1.400-2.200 mét so với mực nước biển, đặc biệt chỉ phù hợp với thổ nhưỡng ở các dãy núi cao của tỉnh Lai Châu.
Vùng sâm này chính thức được phát hiện vào năm 2013, nhưng hiện gần như đã cạn kiệt do chưa có kế hoạch khai thác bền vững, đặc biệt là thời gian dài bị thu mua ồ ạt bởi thương lái Trung Quốc.
Sâm Việt Nam nói chung, và sâm Lai Châu nói riêng, được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao gấp đôi sâm Cao Ly. Nếu như sâm Cao Ly chỉ có 26 saponin, thì sâm Lai Châu có tới 52 loại, với nhiều công dụng đặc biệt.
Quý hiếm và giá trị là vậy, nhưng nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn sâm mọc tự nhiên thì vùng sâm Lai Châu sẽ sớm bị quên lãng, nguồn gene quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, lãnh đạo tỉnh Lai Châu đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ để đưa cây sâm Lai Châu lên bản đồ dược liệu thế giới.
Tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển vùng trồng sâm Lai Châu
Hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh Lai Châu, thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm đã tiên phong ứng dụng công nghệ nhà màng, tái tạo môi trường lý tưởng để trồng sâm Lai Châu gần giống như trong tự nhiên, nhưng kiểm soát được các yếu tố dịch bệnh, côn trùng, khí hậu.
Phương pháp trồng sâm Lai Châu trong nhà màng có nhiều ưu điểm hơn so với trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, vừa mở rộng được quy mô, vừa đảm bảo chất lượng thành phẩm, đồng thời giảm chi phí để đưa sâm Lai Châu ra thị trường rộng và dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng.
Đại diện thương hiệu Cỏ Mềm cho biết chiến lược của đơn vị này là phát triển vùng trồng lên 30ha để đủ phục vụ sản lượng chế biến nguyên liệu làm mỹ phẩm.
Đặt tại độ cao 1.700 mét so với mặt nước biển, nhà màng sâm Lai Châu của Cỏ Mềm tận dụng được nguồn nước suối dẫn từ đỉnh thượng nguồn, độ ẩm, khí hậu mát quanh năm và lạnh sâu vào mùa đông giúp cây sâm phát triển cho dưỡng chất tối ưu.
Trong điều kiện chăm sóc ổn định, cây sâm Lai Châu có thể được thu hoạch khi đạt 6 năm tuổi. Kế hoạch nhân giống, khai thác bài bản sẽ giúp bảo tồn và nâng tầm phủ sóng của cây sâm Việt, đồng thời phát triển kinh tế cho tỉnh Lai Châu theo hướng bền vững.
Hơn thế, nếu các doanh nghiệp Việt chủ động phát triển công nghệ để đảm bảo đầu ra cho cây sâm Lai Châu ngay trong nước, thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô, thì sẽ tận dụng được tối ưu lợi thế “sân nhà” và khiến thị trường quốc tế quan tâm tới sâm Việt Nam nhiều hơn.
Ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu phát biểu: “Trong bối cảnh Chính phủ đang khuyến khích phát triển dược liệu, đặc biệt là ngành công nghiệp dược liệu cho Việt Nam, và đối với Sìn Hồ, Lai Châu, một trong những địa điểm được quy hoạch là một trong tám vùng dược liệu của Việt Nam, thì giống sâm Lai Châu mà công ty Thái Minh Panax (công ty quản lý vùng trồng sâm của Cỏ Mềm) đang tiến hành các mô hình trồng, tôi cho rằng rất thực tế và sẽ phát huy hiệu quả trong thời gian tới.”
Học tập chiến lược phát triển mà người Hàn thực hiện đối với nhân sâm, việc ứng dụng và quảng bá lợi ích của sâm Lai Châu cũng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực dược phẩm, mà đã bắt kịp với xu hướng dùng sâm trong mỹ phẩm.
Thương hiệu Cỏ Mềm là đơn vị đầu tiên, cho ra mắt dòng mỹ phẩm chăm sóc da ngừa lão hoá từ sâm Lai Châu, mang tên Sâm 1700. Ngoài việc tận dụng các chất chống oxy hóa, chống lão hoá từ sâm Lai Châu để chăm sóc da, ngừa lão hóa, thì chiến lược này cũng góp phần đưa loài cây dược liệu quý bản địa của Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, để mỗi khi nhắc đến “sâm,” người Việt không chỉ mặc định nghĩ đến Hàn Quốc, mà có thể tự hào nghĩ đến Lai Châu-Việt Nam.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Bộ sản phẩm Chăm sóc da ngừa lão hóa Sâm 1700 của Cỏ Mềm, vui lòng truy cập website: https://comem.vn/sp/bo-cham-soc-da-chiet-xuat-sam-ngua-lao-hoa |
Ý kiến ()