Tham vấn các nhà tài trợ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015
Với hai định hướng lớn là ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao chất lượng tăng trưởng, dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2011 - 2015 đã được các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao tại hội thảo Tham vấn các nhà tài trợ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 4-10 tại Hà Nội.Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, so với các dự thảo trước, dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần này đã đi sâu thêm vào nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; nhóm giải pháp tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; định hướng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.Tại hội thảo, đại diện các nhà tài trợ đều bày tỏ sự ủng hộ đối với những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên trong...
Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, so với các dự thảo trước, dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội lần này đã đi sâu thêm vào nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; nhóm giải pháp tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mớimô hình tăng trưởng; định hướng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại.
Tại hội thảo, đại diện các nhà tài trợ đều bày tỏ sự ủng hộ đối với những lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên trong tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư. Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về đầu tư công để tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm tăng hiệu quả nguồn đầu tư này. Bên cạnh đó, cũng cần có khung theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư công. Việt Nam hiện vẫn thiếu những chỉ số phù hợp để đánh giá hiệu quả phân bổ các nguồn lực.
Hai kịch bản về kinh tế Việt Nam trong năm năm 2011 – 2015 cũng đượccác nhà tài trợ đánh giá là hợp lý. Một số nhà tài trợ khuyến nghị sử dụng kịch bản thứ nhất (dự kiến GDP tăng khoảng 6,5%/năm) để phù hợp với quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng cần nhìn nhận, đánh giá việc điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2010 để rút ra những bài học kinh nghiệm, chú ý đến những hạn chế trong nội tại nền kinh tế Việt Nam, đồng thời, quan tâm hơn tới động lực tăng trưởng của mình. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm 2011 – 2015 cũng nên bổ sung một số vấn đề như phát triển kinh tế xanh; nâng cao năng lực cạnh tranh; vai trò của văn hóa trong phát triển…
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, những ý kiến đóng góp của các nhà tài trợ, các đối tác phát triển cho bản dự thảo lần này sẽ đượcBộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, chỉnh sửa để hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Những vấn đề đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm 2011 – 2015 chính là nền tảng để chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, chú trọng nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Bản dự thảo kế hoạch lần này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mớimô hình tăng trưởng.
Theo Nhandan
Ý kiến ()