Thẩm tra dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối
Ngày 9-11, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ sáu thẩm tra dự án Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối (dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi)). Tới dự, có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chủ trì phiên họp.Theo đánh giá của các thành viên Ủy ban, thời gian qua, tình trạng vi phạm Pháp lệnh ngoại hối xảy ra phổ biến và nghiêm trọng, nhất là việc niêm yết giá bán hàng hóa bằng USD, gây bất lợi cho khách hàng là người Việt Nam... Việc xây dựng dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) là cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay, nhằm xây dựng thị trường tiền tệ ổn định, lành mạnh. Dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng hướng tới việc quản lý chặt chẽ hơn, từng bước hạn chế tình trạng đô-la...
Theo đánh giá của các thành viên Ủy ban, thời gian qua, tình trạng vi phạm Pháp lệnh ngoại hối xảy ra phổ biến và nghiêm trọng, nhất là việc niêm yết giá bán hàng hóa bằng USD, gây bất lợi cho khách hàng là người Việt Nam… Việc xây dựng dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) là cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay, nhằm xây dựng thị trường tiền tệ ổn định, lành mạnh. Dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng hướng tới việc quản lý chặt chẽ hơn, từng bước hạn chế tình trạng đô-la hóa, tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam (VND). Điểm đáng chú ý trong dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) là quy định hạn chế sử dụng ngoại hối (Điều 22). Theo đó, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp thu, bổ sung các ý kiến đóng góp và đưa thêm một số quy định hiện hành nhằm hoàn thiện dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi). Đồng thời nêu rõ việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ngoại hối cần đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, đồng thời giúp phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dự án Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng12-2012.
Theo Nhandan
Ý kiến ()