Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai: Bài toán chưa có lời giải
Trong nhiều năm qua, ở Việt Nam vấn nạn tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai là bài toán thực sự khó chưa có lời giải để tiễu trừ tận gốc rễ của vấn đề. Rất nhiều cuộc khảo sảt được tiến hành với các con số đưa ra đáng giật mình, nhiều cuộc hội thảo được tổ chức để lấy ý kiến, đề ra giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trong lĩnh vực đất đai, nhiều văn bản pháp lý được rà soát, hoàn thiện… tuy nhiên tỷ lệ đạt yêu cầu của người dân và doanh nghiệp liên quan đến đất đai lại là con số …không hề nhiều.Con số thực tế toàn “vượt” báo cáoTrong phiên thảo luận tại cuộc đối thoại về PCTN lần thứ VIII với chủ đề “Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai” sáng 25-11, cũng có nhiều ý kiến đại biểu được đưa ra. Ông Lê Quang Lân - đại diện của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng cho biết, trong thời gian qua, công...
Con số thực tế toàn “vượt” báo cáo
Trong phiên thảo luận tại cuộc đối thoại về PCTN lần thứ VIII với chủ đề “Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai” sáng 25-11, cũng có nhiều ý kiến đại biểu được đưa ra. Ông Lê Quang Lân – đại diện của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng cho biết, trong thời gian qua, công tác PCTN nói chung đạt được nhiều tiến triển. không ngừng xây dựng và hoàn thiện thể chế, thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng. Trong quý III năm 2010, đã có nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng bị đưa ra xử lý như vụ bốn cán bộ kiểm toán nhà nước bị khởi tố về hành vi nhận hối lộ 290 triệu đồng, vụ hai cán bộ VKSNDTC nhận hối lộ 1000 USD, vụ cố ý làm trái tại Trạm Cân Dầu Giây tỉnh Đồng Nai…
Đại diện của một số đại sứ quán, tổ chức ngân hàng thế giới cũng có những chia sẻ hết sức thẳng thắn về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam. Theo họ, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng đề hoàn thiện khung pháp lý về phòng chống tham nhũng nhưng điểm vướng nhất chính là mức lương của đội ngũ cán bộ công chức. Khi lương của họ thấp thì vấn nạn tham nhũng là điều khó tránh khỏi.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Quyền đến từ Uỷ ban tư pháp của Quốc Hội thẳng thắn khi tuyên bố thực trạng tham nhũng tại nước ta phản ánh không rõ qua các báo cáo thanh tra. “Qua hoạt động giám sát của mình, các kênh thông tin của mình, Uỷ ban tư pháp nhận định, tình hình tham nhũng của Việt Nam vẫn rất nghiêm trọng, phức tạp và ngày càng tình vi hơn.” Con số đưa ra trong các báo cáo có giảm nhưng không có nghĩa là thực trạng tham nhũng ở Việt Nam được cải thiện. Hàng nghìn tỷ đồng, hàng ngàn ha đất của Nhà nước bị thất thoát, sai phạm của hàng trăm cán bộ bị phát hiện và xử lý. Chúng ta đã hoàn thiện thế chế được năm năm, đưa ra được hàng loạt biện pháp phòng ngừa song theo Uỷ ban tư pháp Quốc Hội, chúng ta cần xem xét đánh giá lại hiệu quả của công tác này vì theo người dân, tham nhũng diễn ra tràn lan ở bất cứ lĩnh vực nào.
Bản báo cáo thẩm tra trình Quốc Hội của Uỷ ban này cũng nêu rõ, người dân khi giải quyết với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình đều sẵn sàng đưa hối lộ còn cán bộ công chức thì nhận tiền của dân đưa là …đương nhiên, nhận quen rồi không có lại thấy… thiếu. Từ chỗ thiếu đó gây ra nhũng nhiễu và tham nhũng.
Theo ông Quyền, một điều nữa đó là chúng ta cần xem xét lại cơ chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, các biện pháp phòng ngừa để đánh giá chính xác hiệu quả của nó trên thực tế. Về vấn đề thực thi pháp luật, việc xử lý hành vi tham nhũng có một điều nghịch lý. “Khi chúng tôi tiến hành thẩm tra báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, các vụ việc tham nhũng chủ yếu ở cơ sở, đặc biệt là cấp xã, phường còn ở trung ương rất ít nhưng khi phát hiện toàn là những vụ cực kỳ lớn. Việc xử lý vụ tham nhũng có những biểu hiện chưa nghiêm minh”.
“Việc áp dụng pháp luật nhiều khi không đúng vì khi có hành vi tham nhũng xảy ra, người có hành vi tham nhũng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là cơ quan điều tra đình chỉ điều tra để xử lý nội bộ. Rõ ràng là có hành vi tham nhũng nhưng căn cứ vào yếu tố nhân thân tốt, chưa vi phạm lần nào là cho hưởng .. án treo. chế độ hình sự và tố tụng hình sự không cho phép như vậy. Nếu không hướng đến tính hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng thì người dân sẽ rất phàn nàn về thể chế, bộ máy chính quyền”.
Trả lời về “chất vấn” này, ông Trần Văn Truyền – Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc phát hiện các vụ việc tham nhũng rất khó khăn do đó đương nhiên việc xử lý cũng rất khó khăn. Ví dụ riêng hành vi đánh giá về tổn thất trong các vụ tham nhũng chẳng hạn, trình độ giám định, khả năng giám định của chúng ta hiện nay là rất thấp. Khi quy tội thì phải căn cứ vào đúng thực tế đã xảy ra mà giám định không đánh giá được đúng thì khó xử lý. Việc xử lý cấp địa phương thì nhiều, trung ương thì ít đó là một thực tế hợp lý vì chúng ta có diện cán bộ cấp cơ sở rất rộng, va chạm về lĩnh vực đất đai thường xuyên nên dễ nảy sinh vấn nạn tham nhũng, phát hiện nhiều thì xử lý nhiều. Còn ở trung ương cũng có nhưng ít thôi chưa nếu nhiều thì chắc bộ máy nhà nước này ũng không tồn tại. Chứ không hề có sự bao che dung túng không dám xử lý gì ở đây cả, phát hiện ít thì xử lý ít. Hương Nguyên
Sai phạm đất đai, muôn hình vạn trạng
Đối với lĩnh vực “nóng” như đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có nhiều cố gắng như tiến hành rà soát, đề nghị ban hành văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai, triệt để chống bao cấp qua giá đất, hạn chế tối đa cơ chế xin cho về đất đai…Song một số chính sách vẫn chưa được ban hành kịp thời, việc triển khai ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh còn chưa kịp thời, đầy đủ nhất là các văn bản liên quan đến giá đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…dẫn đến việc nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục về đất đai.
Trên thực tế, việc thực hiện giao đất ở nhiều nơi không theo quy hoạch hoặc quy hoạch chưa được duyệt, hoặc chưa điều chỉnh dẫn đến quy hoạch tổng thể bị phá vỡ, chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư. Kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, các sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực này bao gồm sai phạm trong quy hoạch đất đai (quy hoạch sai, manh mún, không phát huy hiệu quả, dây dưa kéo dài gây lãng phí..); sai phạm trong kế hoạch sử dụng đất; trong đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phó Vụ trưởng Vụ I Thanh Tra Chính phủ Lê Thế Chiến nhấn mạnh, các dạng sai phạm ít, khó phát hiện song hậu quả lại rất lớn, gây lãng phí, khó khắc phục, thậm chí không sửa chữa được chính là lập quy hoạch sai. “Ví dụ, tình trạng quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuât, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, quy hoạch khu đô thị sinh thái rồi bỏ dở dang như dự án xây dựng nhà vườn sinh thái của Công ty TNHH Cao Hà tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên”, ông Chiến dẫn chứng.
Tới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về lĩnh vực đất đai, thực hiện đấu giá QSDĐ đối với những dự án ở các vị trí có giá trị sinh lời cao. Bộ cũng đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai trình Chính phủ vào năm 2012 và trình Quốc hội thông qua vào năm 2013.
Theo kết quả khảo sát của một tổ chức nước ngoài, 85% người dân và 30% doanh nghiệp kêu phải mất phí ngoài luồng khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai.
Thực tế, 65% vụ việc tranh chấp, phản ánh, tố cáo các sai phạm liên quan đến đất đai.
Kết quả khảo sát tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc- các tỉnh, thành phố có nhiều khiếu kiện về đất đai cho thấy, 84% sô hộ chuyển nhượng giấy chứng nhận nói hồ sơ của họ có sự trục trặc, 46% số hộ xin cấp giấy chứng nhận đi nhờ dịch vụ trung gian vì sợ phức tạp.
72,1% người dân ở Hà Nội, 74% người dân ở TP Hồ Chí Minh, 68,3% người dân ở Vĩnh Phúc cho rằng có người thân thụ lý hồ sơ sẽ nhanh hơn nhiều.
Theo Nhandan
Ý kiến ()