LSO-Cây quýt là một trong những cây đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh những giống quýt ngon như: quýt vàng Bắc Sơn, quýt đỏ, quýt chum… còn có giống quýt vàng Tràng Định được nông dân các xã Kim Đồng, Tân Tiến, Chi Lăng, Chí Minh trồng từ nhiều năm nay, được người tiêu dùng ưa chuộng và đem lại thu nhập cao cho người dân. Với hiệu quả kinh tế mang lại từ cây quýt, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, huyện Tràng Định phấn đấu phát triển cây quýt đạt 3.000 – 4.500 ha. Đề tài nghiên cứu tuyển chọn cây quýt ưu tú, xây dựng mô hình nhân giống trồng mới và thâm canh cây quýt tại huyện Tràng Định do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010 đã có những kết quả khả quan, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Nếu được nhân rộng và có biện pháp thâm canh hợp lý đây sẽ là cây trồng giúp nông dân không những xóa đói giảm nghèo mà còn...
LSO-Cây quýt là một trong những cây đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Bên cạnh những giống quýt ngon như: quýt vàng Bắc Sơn, quýt đỏ, quýt chum… còn có giống quýt vàng Tràng Định được nông dân các xã Kim Đồng, Tân Tiến, Chi Lăng, Chí Minh trồng từ nhiều năm nay, được người tiêu dùng ưa chuộng và đem lại thu nhập cao cho người dân.
Với hiệu quả kinh tế mang lại từ cây quýt, trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010, huyện Tràng Định phấn đấu phát triển cây quýt đạt 3.000 – 4.500 ha. Đề tài nghiên cứu tuyển chọn cây quýt ưu tú, xây dựng mô hình nhân giống trồng mới và thâm canh cây quýt tại huyện Tràng Định do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010 đã có những kết quả khả quan, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Nếu được nhân rộng và có biện pháp thâm canh hợp lý đây sẽ là cây trồng giúp nông dân không những xóa đói giảm nghèo mà còn có thể làm giàu ngay tại quê hương.
Ông Hoàng Văn Quân, Chủ nhiệm đề tài cho biết: qua khảo sát, tổng diện tích trồng quýt tại huyện Tràng Định khoảng 60ha, để chọn ra những cây quýt ưu tú phục vụ cho công tác nhân giống, Phòng Nông nghiệp huyện đã tiến hành bình tuyển tại các hộ trồng quýt của 18 thôn trên địa bàn, qua đó, đã chọn ra được 10 cây quýt ưu tú có năng suất từ 30 đến 120 kg/cây (cao hơn 3 – 6 lần so với các cây trong vùng) để nhân giống.
Sau 3 năm trồng và chăm sóc theo phương pháp ghép đoạn cành, cây đã bắt đầu cho quả, quả có vị ngọt đậm, to đều, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng, chính vì vậy, giống quýt ghép luôn có giá cao hơn so với cây đối chứng 3.000 – 5.000 đồng. Tham gia đề tài nghiên cứu tuyển chọn cây quýt ưu tú, xây dựng mô hình nhân giống trồng mới và thâm canh cây quýt, gia đình ông Lý Văn Hiếu, thôn Nà Sliền, xã Kim Đồng, huyện Tràng Định đã mạnh dạn đầu tư trồng hơn 1.000 cây quýt trên diện tích 2,5 ha, bên cạnh việc đưa giống mới vào trồng thử, gia đình ông đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật do cán bộ dự án hướng dẫn như: bón phân qua lá để tăng cường chất dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ ra quả; bao quả hạn chế rụng, sâu bệnh; cắt tỉa cành, sử dụng thuốc bảo vệ hợp lý… Trên 1.000 cây quýt của gia đình ông, dự kiến sẽ cho trên 40 tấn, với giá bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg, vụ quýt năm nay, gia đình ông có thể thu nhập trên 500 triệu đồng. Ngoài gia đình ông Hiếu, còn 14 hộ dân tại xã Kim Đồng cũng đưa cây quýt ghép vào sản xuất và đang cho thu hoạch.
Với khả năng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/mỗi ha một vụ, thời gian cho thu hoạch dài, người nông dân có thể tự tin đưa cây quýt vào trồng đại trà để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng.
Hoàng Vương
Ý kiến ()