Thái Nguyên tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Lớp học nghề hàn tại Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.Ảnh: VINH HẢI * Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch vùng sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 có 70% số lao động qua đào tạo; trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ... Thái Nguyên có chín trường đại học, 19 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cùng 33 trung tâm dạy nghề, hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 16.000 đến 18.000 người. Trong những năm tới, tỉnh triển khai các biện pháp phát triển nguồn nhân lực; trong đó đặc biệt chú trọng việc đổi mới phương pháp quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, huy động vốn, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng cho người lao động.Trước mắt, tỉnh tập trung khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động tổ chức dạy nghề cho người lao động; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo...
Lớp học nghề hàn tại Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.Ảnh: VINH HẢI |
* Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch vùng sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản
Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 có 70% số lao động qua đào tạo; trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ… Thái Nguyên có chín trường đại học, 19 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cùng 33 trung tâm dạy nghề, hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 16.000 đến 18.000 người. Trong những năm tới, tỉnh triển khai các biện pháp phát triển nguồn nhân lực; trong đó đặc biệt chú trọng việc đổi mới phương pháp quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, huy động vốn, đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng cho người lao động.
Trước mắt, tỉnh tập trung khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động tổ chức dạy nghề cho người lao động; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo và sử dụng nhân lực; mở rộng hình thức hợp tác trực tiếp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng và gắn đào tạo với nhu cầu xã hội. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Thái Nguyên ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực như: chính sách khuyến khích đào tạo nhân lực, chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nhân lực, chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài, chính sách ưu tiên phát triển nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, từ nay đến năm 2015, mỗi tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu bao tiêu theo hợp đồng mỗi năm ít nhất 40-50% sản lượng lúa đông xuân và hè thu; 40-60% sản lượng cá tra, tăng gấp năm lần so hiện nay. Các tỉnh trong vùng phấn đấu bao tiêu các mặt hàng chủ lực khác như trái cây, rau, thịt gia súc, gia cầm, với số lượng năm sau cao hơn năm trước. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cùng với hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch vùng sản xuất tập trung gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sau thu hoạch; thực hiện chặt chẽ các khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản. Các địa phương đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác dự báo thị trường, kiểm tra chất lượng nông sản. Các tỉnh chú trọng việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các mặt hàng nông sản; nâng cao sức cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()