Thái Nguyên: Hỗ trợ thực hiện quy trình sản xuất chè an toàn VietGAP
Trong khi mặt hàng chè xuất khẩu có chiều hướng chững lại và giá xuất giảm hơn so với cùng kỳ khoảng 10% thì hiện nay chè xanh nội tiêu, nhất là chè trong vùng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về sản xuất an toàn ở Thái Nguyên lại tăng mạnh. Ngoài các sản phẩm chè đặc biệt như chè đinh, chè hoa nghệ thuật với mức giá từ 2 triệu đồng tới trên gần 10 triệu đồng/1kg, các dòng sản phẩm chè xanh truyền thống có mức giá từ 80.000 đ đến 500.000đ/kg... Giá chè ổn định cũng như việc mặt hàng chè đặc sản Thái Nguyên đang được quảng bá mạnh nhân dịp Festival trà quốc tế lần thứ nhất sắp được tổ chức ngay tại Thái Nguyên trong tháng 11 tới giúp cho người trồng chè có thêm nhiều cơ hội nâng cao mức thu nhập từ cây chè.Qua khảo sát tại các chợ chè trên địa bàn, loại chè đặc sản và chè có chứng nhận "chè sạch", "chè an toàn" có giá từ 300.000 đ đến 500.000 đồng/kg tập trung vào các vùng chè nổi tiếng như: Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên), La...
Trong khi mặt hàng chè xuất khẩu có chiều hướng chững lại và giá xuất giảm hơn so với cùng kỳ khoảng 10% thì hiện nay chè xanh nội tiêu, nhất là chè trong vùng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về sản xuất an toàn ở Thái Nguyên lại tăng mạnh.
Ngoài các sản phẩm chè đặc biệt như chè đinh, chè hoa nghệ thuật với mức giá từ 2 triệu đồng tới trên gần 10 triệu đồng/1kg, các dòng sản phẩm chè xanh truyền thống có mức giá từ 80.000 đ đến 500.000đ/kg… Giá chè ổn định cũng như việc mặt hàng chè đặc sản Thái Nguyên đang được quảng bá mạnh nhân dịp Festival trà quốc tế lần thứ nhất sắp được tổ chức ngay tại Thái Nguyên trong tháng 11 tới giúp cho người trồng chè có thêm nhiều cơ hội nâng cao mức thu nhập từ cây chè.
Qua khảo sát tại các chợ chè trên địa bàn, loại chè đặc sản và chè có chứng nhận “chè sạch”, “chè an toàn” có giá từ 300.000 đ đến 500.000 đồng/kg tập trung vào các vùng chè nổi tiếng như: Tân Cương (Thành phố Thái Nguyên), La Bằng, Hùng Sơn (huyện Đại Từ), Hoà Bình, Minh Lập (huyện Đồng Hỷ). Tại các vùng chè Phú Lương, Phổ Yên, Thị xã Sông Công, chè có mức giá trung bình từ 120.000đ đến 200.000đ/kg . Riêng ở 2 huyện vùng cao là Võ Nhai và Định Hoá vốn chủ yếu trồng chè nguyên liệu chế biến chè đen nhưng hiện tại giá trung bình cũng trên dưới 100.000đ/kg. Dự kiến trong các tháng cuối năm giá chè còn có thể tăng mạnh bởi hiện tại đã là cuối vụ thu hoạch và bà con đang tập trung chuẩn bị đầu tư làm chè vụ đông.
Bà Lê Thị Hoàng Mai – Trưởng phòng trồng trọt – Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết: việc chuyển đổi cơ cấu giống chè đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất, đưa năng suất chè từ 66,3 tạ/ha (năm 2005) lên gần 100 tạ/ha như hiện nay. Các giống chè được cải thiện theo hướng chất lượng cao, nhân giống bằng phương pháp giâm cành như giống LDP1, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên… Giá trị thu nhập bình quân của người làm chè đã tăng từ 36,5 triệu đồng/ha (năm 2005) lên hơn 60 triệu đồng/ha, ở các vùng chè đặc sản hiện thu nhập có thể lên tới trên 100 triệu đồng/ha. Với mức giá như hiện nay cùng với hiệu quả của dự án phát triển cây chè thì không một người làm chè nào của Thái Nguyên lại thực hiện cách làm chè “bẩn”. Hiệu quả việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh và quy trình sản xuất sạch đã đem lại lợi thế cho chè Thái Nguyên.
Đại diện Hiệp hội chè Thái Nguyên cho biết thêm: xu hướng sản xuất chè sạch theo đang được đông đào người làm chè Thái Nguyên hưởng ứng và vận dụng có hiệu quả trên các vùng chè tập trung. Trước thông tin “chè bẩn” có thể ảnh hưởng tới thương hiệu chè Thái Nguyên, cùng với việc phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất chế biến chè, Hiệp hội chè và Hội nông dân các cấp tăng cường hỗ trợ bà con sản xuất chè theo quy trình sản xuất chè an toàn VietGAP, tạo cơ hội nâng cao giá trị thu nhập của cây chè cho người nông dân./
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()