Thái Nguyên đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp
* Đác Lắc đưa tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng Tỉnh Thái Nguyên hiện có sáu khu công nghiệp tập trung và hơn 20 cụm, điểm công nghiệp. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn.Tại Khu công nghiệp Sông Công I (thị xã Sông Công) - khu công nghiệp có tổng diện tích 220 ha, tỉnh chủ trương tiếp tục đầu tư hơn 400 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn III, khẩn trương tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) nốt 40 ha đất của giai đoạn II để giao cho các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; khẩn trương hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình để tiếp tục tiến hành GPMB 85 ha trong quý III-2011. Đối với Khu công nghiệp Nam Phổ Yên (huyện Phổ Yên), trong số 26,4 ha của khu B hiện đã GPMB được 25 ha và chuẩn bị xây dựng một số hạng mục hạ tầng chính như đường trục chính, hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải... Tại khu C...
Tại Khu công nghiệp Sông Công I (thị xã Sông Công) – khu công nghiệp có tổng diện tích 220 ha, tỉnh chủ trương tiếp tục đầu tư hơn 400 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn III, khẩn trương tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) nốt 40 ha đất của giai đoạn II để giao cho các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; khẩn trương hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình để tiếp tục tiến hành GPMB 85 ha trong quý III-2011. Đối với Khu công nghiệp Nam Phổ Yên (huyện Phổ Yên), trong số 26,4 ha của khu B hiện đã GPMB được 25 ha và chuẩn bị xây dựng một số hạng mục hạ tầng chính như đường trục chính, hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải… Tại khu C của khu công nghiệp này đã tiến hành bồi thường GPMB 45/48 ha, chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng đường trục chính, tường rào, san đắp mặt bằng và giải quyết dứt điểm vướng mắc trong việc GPMB khu nghĩa địa Đồng Tung; bố trí đủ nguồn vốn cho việc xây dựng các công trình hạ tầng.
Ước tính trong năm 2010, các khu công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên tạo doanh thu tiêu thụ hàng hóa khoảng 3.500 tỷ đồng, tạo giá trị xuất khẩu hơn 300 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần sáu nghìn lao động và nộp ngân sách khoảng 30 tỷ đồng.
* Ngành lâm nghiệp tỉnh Đác Lắc đang đẩy mạnh việc thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng cây giống và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài việc đưa một số loại cây mới vào trồng rừng nguyên liệu, các đơn vị lâm nghiệp còn chọn lọc một số loại cây rừng bản địa với nguồn gien tốt để ươm nhân giống trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Do tập trung cải tiến việc trồng và đưa giống mới vào sản xuất, tỷ lệ cây sống cao, các vườn rừng phát triển và sinh trưởng tốt, hiệu quả sản xuất, kinh doanh đã nâng lên. Được cung cấp đủ cây giống chất lượng cao, hằng năm, tỉnh Đác Lắc trồng từ năm nghìn đến gần tám nghìn ha rừng các loại với tỷ lệ cây sống đạt từ 90 đến 95%. Một số đơn vị trồng rừng nguyên liệu đã áp dụng bón lót và bón phân định kỳ trong mùa mưa, kết hợp việc phòng trừ sâu bệnh. Nhờ cung cấp giống bảo đảm chất lượng và chăm bón hợp lý, các vườn rừng trồng đều phát triển tốt, tốc độ tăng trưởng khá. Một số diện tích vườn rừng của các công ty lâm nghiệp: Ea Vi, M'Đrắc, Krông Bông, Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đác Lắc (Công ty cổ phần giấy Tân Mai) phát triển khá tốt, có cây rừng tăng trưởng sinh khối hằng năm đạt cao. Rừng nguyên liệu trồng sau 5-7 năm bảo đảm đưa vào khai thác.
Theo Nhandan
Ý kiến ()