Thái Bình phát triển nguồn nhân lực khu vực sản xuất công nghiệp
Nghề móc sợi xuất khẩu đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động xã Phú Lương (Đông Hưng, Thái Bình). * Đác Lắc có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số Trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020, tỉnh Thái Bình chủ trương giảm dần nguồn nhân lực trong khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khu vực sản xuất công nghiệp.Theo đó, tỉnh sẽ gia tăng tỷ lệ lao động được đào tạo, đào tạo nghề có trình độ cao; giảm tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp, tăng tỷ lệ lao động có trình độ đại học, sau đại học để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại, công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Tỉnh Thái Bình phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, qua đào tạo nghề đạt 41,5%; đến năm 2020, tỷ lệ đó tương ứng là 70% và 56,5%....
Nghề móc sợi xuất khẩu đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động xã Phú Lương (Đông Hưng, Thái Bình). |
* Đác Lắc có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số Trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020, tỉnh Thái Bình chủ trương giảm dần nguồn nhân lực trong khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực khu vực sản xuất công nghiệp.
Theo đó, tỉnh sẽ gia tăng tỷ lệ lao động được đào tạo, đào tạo nghề có trình độ cao; giảm tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp, tăng tỷ lệ lao động có trình độ đại học, sau đại học để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại, công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Tỉnh Thái Bình phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, qua đào tạo nghề đạt 41,5%; đến năm 2020, tỷ lệ đó tương ứng là 70% và 56,5%.
Để đạt các mục tiêu nêu trên, tỉnh Thái Bình tập trung làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới đào tạo. Đối với Trường đại học Thái Bình, tập trung đầu tư nâng cao năng lực đào tạo, để đến năm 2015 mở ít nhất bốn chuyên ngành đào tạo và có từ mười đến 12 chuyên ngành đào tạo cấp đại học vào năm 2020. Mặt khác, tỉnh sẽ củng cố, nâng cấp ba trường cao đẳng hiện có; chuẩn bị đề án nâng cấp hai trường trung cấp chuyên nghiệp hiện nay thành trường cao đẳng; xây dựng đề án sáp nhập Trường trung cấp Mầm non vào Trường cao đẳng Sư phạm, để đến năm 2015 có thể nâng cấp thành trường đại học, hoặc sáp nhập vào Đại học Thái Bình. Tỉnh xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực đầu tư cho các cơ sở đào tạo; có chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển thị trường lao động,…
* Nhằm tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế – xã hội, xóa nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, tỉnh Đác Lắc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 132,67 tỷ đồng để làm đường giao thông, điện lưới, trường học, trạm y tế… cho các xã vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi giúp các hộ gia đình đồng bào nghèo; đầu tư xây dựng 20 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung hợp vệ sinh; hỗ trợ tiền để các hộ gia đình xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt phân tán. Tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các buôn: Lách Ló, xã Nam Ka (huyện Lắc), Ea Yêng (huyện Krông Pắc), Cư Né (huyện Krông Búc), Ea Kuêh (huyện Cư M’Gar).
Mặt khác, tỉnh Đác Lắc tạo điều kiện cho các hộ gia đình đồng bào nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn vay hơn 14,390 tỷ đồng để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Ngoài ra, các chính sách y tế, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng được tỉnh chăm lo thực hiện chu đáo. Trong năm học mới này, tỉnh dành hơn 110 tỷ đồng mua sách giáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập, cấp miễn phí cho học sinh dân tộc thiểu số và các hộ gia đình chính sách.
Theo Nhandan
Ý kiến ()