Đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu cũng như ý kiến xác định những khó khăn và đề xuất giải pháp bảo đảm an ninh lương thực trong phạm vi cả thế giới cũng như trong từng vùng, miền cụ thể, cũng như đối với nước ta. Một tóm tắt những thách thức và giải pháp an ninh lương thực được giới thiệu như sau: 1, Tăng nhanh dân số. Như ở nước ta, trung bình mỗi năm số dân tăng bằng dân số một tỉnh, mỗi tỉnh bằng một huyện...; 2, Quỹ đất cho lương thực giảm. Ở Việt Nam, cách đây vài thập kỷ, đất canh tác lúa có 4,2 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa khoảng bảy triệu ha. Do tăng vụ lúa, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã làm ba vụ lúa/năm trên 25% diện tích canh tác (độ 0,5 triệu ha), nên hiện nay diện tích gieo trồng lúa chưa có thay đổi đáng kể, mà sản lượng lúa năm sau luôn cao hơn năm trước, là do năng suất lúa tăng. Ở ĐBSCL ta còn có khả năng tăng vụ và tăng năng suất để phát triển ổn...
Đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu cũng như ý kiến xác định những khó khăn và đề xuất giải pháp bảo đảm an ninh lương thực trong phạm vi cả thế giới cũng như trong từng vùng, miền cụ thể, cũng như đối với nước ta. Một tóm tắt những thách thức và giải pháp an ninh lương thực được giới thiệu như sau: 1, Tăng nhanh dân số. Như ở nước ta, trung bình mỗi năm số dân tăng bằng dân số một tỉnh, mỗi tỉnh bằng một huyện…; 2, Quỹ đất cho lương thực giảm.
Ở Việt Nam, cách đây vài thập kỷ, đất canh tác lúa có 4,2 triệu ha, diện tích gieo trồng lúa khoảng bảy triệu ha. Do tăng vụ lúa, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã làm ba vụ lúa/năm trên 25% diện tích canh tác (độ 0,5 triệu ha), nên hiện nay diện tích gieo trồng lúa chưa có thay đổi đáng kể, mà sản lượng lúa năm sau luôn cao hơn năm trước, là do năng suất lúa tăng. Ở ĐBSCL ta còn có khả năng tăng vụ và tăng năng suất để phát triển ổn định hơn nữa để bù đắp cho diện tích phát triển công nghiệp và đô thị, nếu như ta thực hiện tốt Nghị quyết T.Ư VII về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; 3, Năng lượng sinh học đang có xu thế gia tăng, kể cả ở nước ta. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng Ethanol không làm thay đổi hiệu ứng nhà kính, nếu không thực thi hợp lý thì lại vừa phi lý, vừa phản đạo lý, khi biến nguồn lương thực thành chất đốt trong lúc hơn một tỷ người trên thế giới phải chịu đói. Một thí dụ, để đổ một bình xăng ethanol với 94,5 lít, phải dùng 204 kg ngô (bắp), đủ nuôi một người trong một năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn nhiều diện tích đất trống đồi trọc có thể trồng những cây thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng cây lương thực như lúa cạn, sắn (khoai mì); 4, Đầu cơ đất đai. Tổng Giám đốc FAO J.Đi-ốp cho rằng: các nước nhập lương thực đang chiếm hữu đất nông nghiệp của các nước khác để bảo đảm nguồn lương thực cho mình; 5, Thiên tai xảy ra do biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng lớn nhất, ở Việt Nam thì vùng lúa ĐBSCL và vùng lúa đồng bằng sông Hồng cũng như các tỉnh ven biển miền trung chịu ảnh hưởng nặng nhất. Biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng hoảng kinh tế tài chính, khủng hoảng lương thực đều do các nước giàu, nhưng hậu quả xấu nhất lại đổ lên đầu các nước nghèo, lên những người nghèo, chủ yếu là nông dân. Bằng chứng là, điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày một khắc nghiệt. Mưa bão, lũ lụt, hạn, xâm nhập mặn đang xảy ra ngày càng liên tục và khốc liệt. Đều là do phát triển sản xuất công nghiệp chỉ cần lợi nhuận mà không màng tới quyền lợi chung, thải ngày một nhiều khí CO2 và một số ít khí khác… làm cho trái đất nóng lên, băng tan và gây ra bao hệ lụy.
Khủng hoảng kinh tế tài chính bắt đầu từ phố Uôn bởi các tập đoàn tài chính, từ Mỹ lan ra toàn thế giới. Các nước giàu viện cớ khủng hoảng kinh tế tài chính mà không thực hiện lời hứa viện trợ cho các nước nghèo mua lương thực, sản xuất lương thực lại ngày một khó khăn do khí hậu ngày một khắc nghiệt; 6, “Nhân tai” xảy ra do phát triển đập thủy điện thiếu quy hoạch đồng bộ, càng làm cho thiên tai mưa bão, úng hạn, mặn xâm nhập, sạt lở đất khốc liệt hơn.
Giải pháp căn bản nhất mà cộng đồng quốc tế, cả các nước phát triển cũng như đang phát triển, đã có tiếng nói chung, như là một lời kêu gọi: “Cần phải trả lại vị thế – vị trí xứng đáng cho nông nghiệp”. Như vậy vai trò của người nông dân, công lao của người nông dân cần được đánh giá đúng, không chỉ bằng lời nói, bằng văn bản, mà bằng những việc làm cụ thể, có tác động cụ thể đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhằm tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đời sống của người nông dân được cải thiện nhanh, có “bát ăn, bát để”. Con cháu được học hành.
Đảng và Chính phủ ta đã thấy những vấn đề trên và đang có những giải pháp cụ thể và khả thi để khắc phục những khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp. Một thông tin rất đáng mừng là Nhà nước ta đã thiết lập và đang trên bước đường triển khai Chương trình đào tạo nghề cho một triệu nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình gồm nhiều dự án về “Tam nông”. Được biết Chính phủ đã phê duyệt với số vốn khá lớn. Chủ trì thực thi các dự án về nghiên cứu và sản xuất cây ăn trái và kinh tế vườn là Viện Cây ăn quả miền Nam; thực thi về lúa là Viện Lúa ĐBSCL, thực thi về thủy sản và một số hoạt động khác là Trường đại học Cần Thơ. Đây là ba đơn vị khoa học – công nghệ và đào tạo có kinh nghiệm, có thành tích và điều kiện về nhân lực cũng như hạ tầng cơ sở, trang thiết bị tốt. Chúng ta tin tưởng các đơn vị này sẽ quy tụ được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục và các địa phương cùng thực thi các dự án về “Tam nông” đạt kết quả tốt đẹp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()