LSO-Ngày 22/6/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt dự án thả cá giống xuống hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2014. Theo đó, trong giai đoạn này sẽ có 15 hồ chứa, với tổng diện tích 481ha thuộc 13 xã của 5 huyện, thành phố trong tỉnh được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Đây sẽ là động lực để thúc đẩy và phát huy tiềm năng về thủy sản của Lạng Sơn. Nuôi trồng thuỷ sản ở đập Tam Hoa (Bắc Sơn) vừa tạo nguồn thu từ nguồn lợi thuỷ sản vừa phát triển dịch vụ câu cáTheo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hồ chứa và 692 đập dâng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phân bố rải rác ở 11 huyện, thành phố. Diện tích mặt nước của các công trình này khá rộng, lượng nước đủ và thích hợp để nuôi trồng thủy sản. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Bá Biền, quyền Giám đốc Trung tâm thủy sản cho biết: thực tế từ những năm 60 của thế kỷ trước, Công ty thủy sản đã thả cá giống vào...
LSO-Ngày 22/6/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định phê duyệt dự án thả cá giống xuống hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2014. Theo đó, trong giai đoạn này sẽ có 15 hồ chứa, với tổng diện tích 481ha thuộc 13 xã của 5 huyện, thành phố trong tỉnh được sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Đây sẽ là động lực để thúc đẩy và phát huy tiềm năng về thủy sản của Lạng Sơn.
Nuôi trồng thuỷ sản ở đập Tam Hoa (Bắc Sơn) vừa tạo nguồn thu
từ nguồn lợi thuỷ sản vừa phát triển dịch vụ câu cá
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hồ chứa và 692 đập dâng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phân bố rải rác ở 11 huyện, thành phố. Diện tích mặt nước của các công trình này khá rộng, lượng nước đủ và thích hợp để nuôi trồng thủy sản. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Bá Biền, quyền Giám đốc Trung tâm thủy sản cho biết: thực tế từ những năm 60 của thế kỷ trước, Công ty thủy sản đã thả cá giống vào hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và đều phát triển rất tốt, hàng năm đem lại nguồn lợi hàng trăm tấn cá. Tuy nhiên, từ những năm 80 trở lại đây hầu như không còn đơn vị nào tổ chức nuôi trồng thủy sản tại các hồ thủy lợi, cộng với việc đánh bắt, khai thác bừa bãi dẫn tới nguồn lợi thủy sản trong các hồ chứa bị cạn kiệt.
Hiện nay toàn tỉnh có 15 hồ chứa phân bổ ở các địa bàn: thành phố Lạng Sơn, huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Lộc Bình, Chi Lăng có diện tích mặt nước lớn từ 10-140ha, đây là ưu thế để Lạng Sơn tổ chức, khôi phục lại tiềm năng về thủy sản trên các hồ thủy lợi. Lãnh đạo Trung tâm thủy sản phân tích: tại các hồ chứa này đã hình thành thảm động, thực vật ngập trong nước và phân hủy thành mùn hữu cơ, thủy sinh vật phát triển phong phú, là nguồn thức ăn tự nhiên lý tưởng cho các loại cá. Mặt khác, theo khảo sát, cư dân sống quanh 15 hồ này chủ yếu là làm nông nghiệp và khai thác, đánh bắt thủy sản tự nhiên trong lòng hồ, đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao. Chính vì vậy, việc phát triển nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa, không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về an sinh, xã hội, xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Đồng thời dự án bổ sung nguồn lợi trong các hồ chứa, giữ cân bằng sinh thái, ổn định môi trường trong các hồ chứa.
Thực tế ý tưởng thả cá xuống các hồ chứa thủy lợi đã có từ rất nhiều năm trước đây và đến năm 2009, hướng đi đã dần trở nên cụ thể khi các cán bộ của Trung tâm thủy sản, Sở NN&PTNT tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đặt bút viết thành dự án. Đến ngày 22/6/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 778/QĐ-UBND về việc phê duyệt thả cá giống xuống hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012-2014. Mục tiêu tổng quát của dự án là thả cá giống xuống hồ thủy lợi nhằm khai thác nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn để nâng cao trữ lượng cá, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho cư dân quanh các hồ chứa. Phạm vi triển khai trên diện tích mặt nước khoảng 481ha của 15 hồ chứa trên địa bàn 13 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, số lượng cá thả trên các hồ chứa được chọn sẽ lên đến 4 triệu con, gồm các giống trắm cỏ, chép lai, mè, trôi, tổng mức đầu tư của dự án là 3,4 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản cho khoảng 900 người dân, cán bộ chính quyền các địa phương có hồ chứa được chọn để triển khai. Theo Sở NN&PTNT, hiện nay ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng quy chế về quản lý và khai thác trong các hồ thuộc dự án; quy chế phối hợp quản lý cá trong hồ giữa Xí nghiệp khai thác các công trình thủy lợi và các xã, thôn quanh hồ… Đồng thời tiến hành đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đánh giá hiệu quả, báo cáo cấp có thẩm quyền theo từng giai đoạn.
Hơn 3 tỷ đồng không phải là số tiền nhỏ, nhưng để triển khai hực hiện một dự án dài hơi có nhiều tác động tích cực về mặt kinh tế – xã hội, thì đó là khoản đầu tư rất kịp thời và cần thiết. Tạo nguồn lực để thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()