Tây Ninh: Nuôi trồng thuỷ sản tăng 45,6% so với cùng kỳ
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong 5 tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh đạt 25,3% so với kế hoạch năm.Trong đó, sản lượng là hơn 27 triệu con các loại, tăng 45,6% so với cùng kỳ. Tận dụng nguồn lợi mặt nước, trong đó có hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh đang phát triển ngành thủy sản với nhiều loại hình thủy sản có giá trị kinh tế cao. (Ảnh: K.V)Nhìn chung thời gian qua, tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở Tây Ninh có chiều hướng phát triển với các loại hình thuỷ sản có giá trị cao như: cá lăng nha, ba ba, cá lóc, cá chình, cá bóng tượng, cá tra. Ngoài ra, phong trào nuôi cá sấu cũng đang phát triển tập trung ở các huyện như Dương Minh Châu, Trảng Bàng.Tận dụng lợi thế của hồ Dầu Tiếng, với diện tích mặt nước rộng hơn 27.000ha, chứa đến 1,5 tỷ mét khối nước. Nhiều năm trước, do chỉ chú trọng đến việc tích nước dành cho tưới tiêu mà chưa quan tâm đúng mức đối với tiềm năng về nguồn...
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong 5 tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh đạt 25,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, sản lượng là hơn 27 triệu con các loại, tăng 45,6% so với cùng kỳ.
Tận dụng nguồn lợi mặt nước, trong đó có hồ Dầu Tiếng, |
Nhìn chung thời gian qua, tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở Tây Ninh có chiều hướng phát triển với các loại hình thuỷ sản có giá trị cao như: cá lăng nha, ba ba, cá lóc, cá chình, cá bóng tượng, cá tra. Ngoài ra, phong trào nuôi cá sấu cũng đang phát triển tập trung ở các huyện như Dương Minh Châu, Trảng Bàng.
Tận dụng lợi thế của hồ Dầu Tiếng, với diện tích mặt nước rộng hơn 27.000ha, chứa đến 1,5 tỷ mét khối nước. Nhiều năm trước, do chỉ chú trọng đến việc tích nước dành cho tưới tiêu mà chưa quan tâm đúng mức đối với tiềm năng về nguồn lợi thủy sản, do đó nguồn thủy sản trong hồ ngày càng cạn kiệt, chỉ sau hơn 20 năm đưa vào khai thác, sản lượng thủy sản hồ Dầu Tiếng giảm đến 10 lần.
Tuy nhiên, do đánh giá được tiềm năng và tầm quan trọng của việc tái tạo,bảo vệ nguồn lợi thủy sản của hồ Dầu Tiếng, nên 5 năm trở lại đây, sản lượng thủy sản đã có dấu hiệu gia tăng trở lại, nguyên nhân là do ngành chức năng đã thực hiện việc thả cá bổ sung vào hồ Dầu Tiếng, từ đó sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh Tây Ninh tăng đều đặn qua các năm.
Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi đến hàng tỷ đồng, mua gần chục triệu con cá giống các loại để thả xuống hồ, gồm cá mè trắng, trắm cỏ, lăng nha và cá trôi, cá lóc bông, cá thác lác cườm, cá tra dầu, cá lăng vàng, lăng nha..v.v…
Theo đánh giá của các ngành chức năng, những loài cá được thả xuống hồ Dầu Tiếng đều phát triển nhanh do gặp môi trường sống tốt, nguồn thức ăn phong phú. Cũng từ sau khi tiến hành thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, sản lượng thuỷ sản đánh bắt được hằng năm ở đây đã tăng lên đáng kể. Từ năm 2004 trở về trước, sản lượng thuỷ sản đánh bắt được trong hồ chỉ vào khoảng trên 400 tấn/năm, đến nay, sản lượng thuỷ sản khai thác được bình quân 1.500 tấn/năm.
Cùng với việc thả cá giống để tái tạo nguồn thủy sản trong hồ, lực lượng quản lý hồ cũng đã làm tốt công tác ngăn chặn các ngư dân sử dụng các phương tiện đánh bắt hủy diệt, đồng thời có trách nhiệm tổ chức quản lý ngư dân khai thác thủy sản trong hồ, bảo vệ nguồn cá giống tự nhiên, cá bố mẹ sắp sinh sản, bảo vệ các bãi cá đẻ, chấp hành các quy định về cấm đánh bắt cá trong mùa cá đẻ…
Ngoài ra, nghề nuôi thả thủy sản cũng rất phát triển ở những địa phương có sông Vàm Cỏ Đông, nhiều địa phương đã thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản như tại xã Phước Lưu, huyện Trảng Bàng đã thành lập Hợp tác xã Nuôi trồng thuỷ sản.
Những hộ nông dân ở đây đã đào ao thả các loại cá tra, cá trê lai, cá hường…cho thu nhập khá cao. Lãnh đạo Hội nông dân xã Phước Lưu cho biết, ở địa phương đã có hàng chục hộ tham gia nuôi cá, trong đó có trên 20 hộ trở thành hội viên của hợp tác xã. Đa số bà con ở đây nuôi cá trong ao và được trang bị kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, đặc tính của từng loài cá, định hướng nuôi cá tập trung…qua các lớp tập huấn do ngành chức năng tổ chức, bên cạnh đó, Hội Nông dân xã còn cử 2 hội viên sang tỉnh Đồng Nai tham quan mô hình nuôi cá rô đầu vuông để về nuôi thử nghiệm. Hội Nông dân sẽ định hướng cho bà con nuôi tập trung những loại cá có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá trê, cá rô đầu vuông, mà không nuôi phân tán nhiều loại cá như hiện nay.
Không chỉ ở Trảng Bàng, nhiều địa phương khác tận dụng lợi thế về nước và diện tích đất rộng, từ đó đẩy mạnh việc nuôi thả thủy sản thành những khu vực tập trung.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi cá của huyện Bến Cầu có nhiều hướng phát triển mạnh, nhất là phong trào nuôi cá nông hộ. Bà con nuôi với nhiều hình thức khác nhau, có hộ nuôi các đặc sản, hộ nuôi cá lúa và hộ nuôi cá ao kết hợp chăn nuôi. Nhìn chung tất cả các hộ nuôi đều đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
Được biết, từ năm 2010 trở lại đây, giá trị sản xuất thuỷ sản của tỉnh Tây Ninh đều đã đạt trên một trăm tỷ đồng/năm, năm sau cao hơn năm trước.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()