Tây Ninh: Ngành công nghiệp vươn lên mạnh mẽ
Từ năm 1990 đến nay, từ một tỉnh thuần nông, ngành công nghiệp của Tây Ninh đã có sự đột phá, vươn lên mạnh mẽ. Ban đầu chỉ là một số nhà máy chế biến đường, giờ đây, Tây Ninh đã có những khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu thu hút khá lớn đầu tư trong và ngoài nước.Năm 1990, nhà máy đầu tiên được đầu tư vào Tây Ninh là Nhà máy đường Nước Trong với công suất ban đầu là 500 tấn mía cây/ngày, sau đó được nâng lên 1.000 tấn mía cây/ngày. Năm 1995, Tập đoàn Bourbon của Cộng hoà Pháp đã đầu tư hơn 100 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến mía đường công suất giai đoạn đầu là 8.000 tấn mía cây/ngày với công nghệ sản xuất đường tinh luyện. Hiện nay, nhà máy này đã nâng công suất lên 9.000 tấn mía cây/ngày. Ngoài ra, Công ty cổ phần đường Biên Hoà cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy, hiện nay công suất là 4000 tấn mía cây/ngày. Việc hình thành 3 nhà máy đường lớn đã tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh phát triển vùng nguyên liệu...
Từ năm 1990 đến nay, từ một tỉnh thuần nông, ngành công nghiệp của Tây Ninh đã có sự đột phá, vươn lên mạnh mẽ. Ban đầu chỉ là một số nhà máy chế biến đường, giờ đây, Tây Ninh đã có những khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu thu hút khá lớn đầu tư trong và ngoài nước.
Năm 1990, nhà máy đầu tiên được đầu tư vào Tây Ninh là Nhà máy đường Nước Trong với công suất ban đầu là 500 tấn mía cây/ngày, sau đó được nâng lên 1.000 tấn mía cây/ngày. Năm 1995, Tập đoàn Bourbon của Cộng hoà Pháp đã đầu tư hơn 100 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến mía đường công suất giai đoạn đầu là 8.000 tấn mía cây/ngày với công nghệ sản xuất đường tinh luyện. Hiện nay, nhà máy này đã nâng công suất lên 9.000 tấn mía cây/ngày. Ngoài ra, Công ty cổ phần đường Biên Hoà cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy, hiện nay công suất là 4000 tấn mía cây/ngày. Việc hình thành 3 nhà máy đường lớn đã tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh phát triển vùng nguyên liệu mía, mang lại công ăn việc làm cho bà con nông dân nơi đây, diện tích có năm lên đến hơn 35.000 ha.
Cùng với phát triển các nhà máy chế biến đường, với lợi thế là địa phương có diện tích cây sắn lớn nhất nhì trong khu vực Đông Nam Bộ, ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn ở đây cũng phát triển mạnh mẽ. Sau sự kiện hai nhà máy chế biến tinh bột sắn liên doanh với Thái Lan và Singapore ra đời, đến nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có hàng loạt nhà máy tư nhân có công suất lớn khác được đầu tư xây dựng; nâng tổng công suất chế biến sắn ở Tây Ninh lên đến hơn 3.000 tấn bột/ngày, góp phần đáng kể trong giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Ninh.
Không chỉ phát triển ngành công ngiệp chế biến thực phẩm, từ năm 2006, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng Fico Tây Ninh tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu có công suất 1,5 triệu tấn/năm với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên đến 3.800 tỷ bắt đầu khởi động. Đến năm 2008, dây chuyền 1 của Nhà máy và hệ thống băng tải được khởi công. Năm 2009, Nhà máy bắt đầu cho ra sản phẩm xi măng và cli
Trảng Bàng là huyện đi đầu toàn tỉnh Tây Ninh trong xây dựng khu công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp, đó là Khu Công nghiệp Trảng Bàng (kể cả Khu chế xuất -công nghiệp Linh Trung III). Khu Công nghiệp- dịch vụ Bourbon – An Hoà và Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Phước Đông-Bời Lời. Tính đến hết quý I năm 2012, trên địa bàn huyện Trảng Bàng đã có 164 dự án đầu tư được cấp phép, trong đó có 128 dự án đầu tư nước ngoài và 38 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 478,74 triệu USD và 2.478,09 tỷ đồng. Các khu, cụm, cơ sở công nghiệp đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 35.000 lao động trong và ngoài huyện. Ngoài Khu công nghiệp Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh còn tiếp tục quy hoạch và kêu gọi đầu tư vào một số khu công nghiệp khác như Khu công nghiệp Chà Là, Khu công nghiệp-Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và Khu công nghiệp- Khu Kinh tế cửa khẩu Xa Mát.
Từ năm 2009, Tây Ninh đã thực hiện triển khai xây dựng 2 khu công nghiệp có quy mô lớn, đó là Khu liên hợp công nghiệp đô thị dịch vụ Phước Đông- Bời Lời và Khu Công nghiệp dịch vụ Bourbon- An Hoà. Trong đó, Khu liên hợp Phước Đông- Bời Lời có quy mô lớn nhất của tỉnh Tây Ninh tính đến thời điểm này, hiện nay diện tích khu công nghiệp này lên đến hơn 2.800 ha, nằm trên đất của các xã Phước Đông, Bàu Đồn thuộc huyện Gò Dầu và Đôn Thuận thuộc huyện Trảng Bàng. Đến nay, khu liên hợp này đã có 6 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 460 triệu USD và 611 tỷ đồng. Trong tương lai, khi Khu liên hợp Phước Đông -Bời Lời hoàn thành sẽ đưa nơi này phát triển thành khu đô thị sầm uất, thu hút khoảng 100 nghìn lao động.
Khu Công nghiệp dịch vụ Bourbon- An Hoà có tổng diện tích quy hoạch là 1.020 ha, thuộc địa bàn xã An Hoà, huyện Trảng Bàng. Hiện nay khu công nghiệp này đã có 14 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký gần 37,6 triệu USD và 237 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2011, huyện Bến Cầu có 117 doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, tạo việc làm cho hơn 10 nghìn 6 trăm lao động. Trong đó, riêng Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có 61 doanh nghiệp với hơn 10 nghìn lao động.
Có thể nói, với nỗ lực phát triển công nghiệp theo định hướng hiện đại hóa, trong những năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Ninh đã tăng trưởng với tốc độ khá cao. Được biết, trong năm 2011, tăng trưởng công nghiệp ở Tây Ninh đạt 22%, giá trị sản xuất đạt gần 10 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tính từ năm 1990 đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp ở Tây Ninh đã gia tăng 150 lần. Với tốc độ phát triển như hiện nay, Tây Ninh sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trong tương lai gần.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()