Tây Ninh điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp, dự án để giữ đất trồng lúa
Dây chuyền sản xuất sơi ở Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ Khu công nghiệp Tràng Bàng, Tây Ninh. * Lai Châu phát triển các vùng chè gắn với công nghiệp chế biến UBND tỉnh Tây Ninh vừa quyết định loại bỏ thêm quy hoạch khu công nghiệp Hiệp Thạnh 1 (huyện Gò Dầu), diện tích 550 ha; giảm diện tích cụm công nghiệp Tân Hà (huyện Tân Châu) từ 150 ha xuống 50 ha; giảm quy hoạch Khu du lịch Hưng Thuận (huyện Trảng Bàng) từ 250 ha xuống 100 ha, không chuyển mục đích sử dụng 227 ha từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo đề nghị của các huyện... Đây là quyết định nhằm tạo điều kiện cho người dân đầu tư, cải tạo khôi phục diện tích đất trồng lúa nước từ một vụ lên hai vụ. Trước đó, tỉnh cũng đã quyết định xóa bảy cụm công nghiệp tại các huyện bao gồm 743 ha để khôi phục đất trồng lúa.Để giữ lại 81 nghìn ha đất trồng lúa nước vào năm 2020 theo chỉ tiêu Chính phủ giao, UBND tỉnh Tây Ninh giao các cơ quan chức năng và các...
Dây chuyền sản xuất sơi ở Công ty cổ phần sợi Thế Kỷ Khu công nghiệp Tràng Bàng, Tây Ninh. |
* Lai Châu phát triển các vùng chè gắn với công nghiệp chế biến UBND tỉnh Tây Ninh vừa quyết định loại bỏ thêm quy hoạch khu công nghiệp Hiệp Thạnh 1 (huyện Gò Dầu), diện tích 550 ha; giảm diện tích cụm công nghiệp Tân Hà (huyện Tân Châu) từ 150 ha xuống 50 ha; giảm quy hoạch Khu du lịch Hưng Thuận (huyện Trảng Bàng) từ 250 ha xuống 100 ha, không chuyển mục đích sử dụng 227 ha từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo đề nghị của các huyện… Đây là quyết định nhằm tạo điều kiện cho người dân đầu tư, cải tạo khôi phục diện tích đất trồng lúa nước từ một vụ lên hai vụ. Trước đó, tỉnh cũng đã quyết định xóa bảy cụm công nghiệp tại các huyện bao gồm 743 ha để khôi phục đất trồng lúa.
Để giữ lại 81 nghìn ha đất trồng lúa nước vào năm 2020 theo chỉ tiêu Chính phủ giao, UBND tỉnh Tây Ninh giao các cơ quan chức năng và các huyện tiếp tục rà soát, kiến nghị loại bỏ hoặc giữ lại trong quy hoạch các dự án: Cụm công nghiệp Gia Bình (huyện Trảng Bàng); Cụm công nghiệp An Thạnh (huyện Gò Dầu) có sử dụng 200 ha đất trồng lúa; Dự án Khu dân cư An Thạnh, có sử dụng 70 ha đất trồng lúa; Dự án Khu du lịch sinh thái Cầu Độn và Cao Xuân Tự (huyện Gò Dầu), có sử dụng 50 ha đất trồng lúa; Dự án nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long tại huyện Châu Thành… để trình UBND tỉnh quyết định theo hướng không sử đất trồng lúa làm dự án hoặc khu hoặc cụm công nghiệp.
Tỉnh Lai Châu xác định chè là một trong những cây trồng cần mở rộng diện tích, đưa các giống chè mới vào sản xuất, đầu tư công nghệ sản xuất tạo sản phẩm chè có chất lượng cao để cây chè thật sự là cây xóa đói, giảm nghèo và trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực.
Mục tiêu của tỉnh là tiếp tục phát triển các vùng chè theo hướng gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Đến năm 2015, dự kiến tổng diện tích trồng chè của tỉnh đạt 3.400 ha; đưa năng suất bình quân từ 60 tạ/ha lên 70 tạ/ha vào năm 2015; sản lượng búp tươi lên gần 24 nghìn tấn vào năm 2015.
Trước mắt, tỉnh đẩy mạnh thâm canh ở các vùng chè tập trung, khuyến khích hộ gia đình thâm canh tăng năng suất với những diện tích chè phân tán. Những vùng chè không có đủ điều kiện thâm canh, hiệu quả thấp cho phép chuyển đổi sang trồng cây khác có hiệu quả cao hơn; cải tạo diện tích chè tập trung nhưng đã già cỗi. Trồng mới 350 ha ở những nơi có diện tích tập trung từ 20 ha trở lên.
Theo đó, tỉnh tích cực sắp xếp lại các cơ sở chế biến; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đổi mới trang thiết bị, tăng cường liên doanh liên kết để nâng cao chất lượng chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh, thâm nhập vào các thị trường chè cao cấp, từng bước khôi phục và nâng cao vị thế thương hiệu chè Lai Châu ở trong nước và ngoài nước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()