"Tẩy chay" mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng: Ý thức của người dân
Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP và Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức của các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mũ bảo hiểm trong chấp hành quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm đã tác động lớn đến ý thức của người dân, làm giảm tình trạng sản xuất và sử dụng mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP và Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức của các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh mũ bảo hiểm trong chấp hành quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm đã tác động lớn đến ý thức của người dân, làm giảm tình trạng sản xuất và sử dụng mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng.
Nếu như trước đây tình trạng người tham gia giao thông bằng xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng còn khá phổ biến thì nay sau 5 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển mô tô, xe máy khi tham gia giao thông đường bộ, tỷ lệ người đội mũ bảo hiểm trong phạm vi cả nước đã đạt trên 90%. Đặc biệt, qua công tác đẩy mạnh kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng tình trạng này đã được cải thiện đáng kể.
gây ra tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, có thể nói năm 2007 là một dấu mốc quan trọng đối với giao thông Việt Nam khi Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ quy định người đi xe máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm chính thức có hiệu lực đi vào cuộc sống.
Cũng theo thống kê mới nhất Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, sau hơn 2 tháng đồng loạt ra quân kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là tại một số nơi có lượng tiêu thụ mũ bảo hiểm lớn là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… đã phát hiện nhiều sai phạm. Tính đến ngày 30/4, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra hơn 3.600 vụ, phát hiện gần 1.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi phạm; tổng số mũ giả, kém chất lượng bị tịch thu gần 54.000 chiếc, phạt tiền, nộp kho bạc Nhà nước hơn 870 triệu đồng. Đây thực sự là con số có ý nghĩa góp phần tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ kinh doanh mũ bảo hiểm trong chấp hành quy định trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm.
Tại các cơ sở sản xuất là vậy, còn qua thăm dò của phóng viên tại một số điểm bán mũ bảo hiểm kém chất lượng cũng rất vắng khách. Một chủ cửa hàng bán mũ bảo hiểm ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: do nhu cầu của thị trường nên trước đây có nhập một số mũ giá rẻ để bán nhưng giờ bán rất chậm, hầu như không có khách hỏi mua. Hiện giờ, khách đến mua mũ kiểm tra rất kỹ tem, mác hoặc họ thường đến thẳng những cửa hàng mũ bảo hiểm đã có thương hiệu trên thị trường, không tiện đâu mua đấy hoặc mua mũ bán trên vỉa hè như trước đây… Đặc biêt, theo đại diện một Công ty sản xuất mũ bảo hiểm có uy tín, tình hình tại các cửa hàng bán mũ của công ty trở nên rất sôi động, lượng tiêu thụ tăng lên bốn đến năm lần so với trước. Nhiều nhà phân phối đã tìm đến công ty để đặt mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn, mặt hàng vốn trước đây họ không mấy mặn mà. Ngoài ra, người dân cho đây là cơ hội kinh doanh tốt nên đã đăng ký làm nhà phân phối đối với công ty. Đơn đặt hàng cho công ty đã gia tăng từ 500 – 600 %.
Sự chuyển biến tích cực trên thị trường mũ bảo hiểm đang là một kết quả đáng mừng kể từ khi các lực lượng chức năng ra quân xử lý các loại mũ bảo hiểm giả, không đạt chất lượng. Điều đó cũng có nghĩa rằng người dân đang đồng thuận với những chỉ đạo của chính phủ trong vấn đề xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Tại buổi Tọa đàm sơ kết 02 tháng thực hiện chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cũng cho rằng: Việc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy khi tham gia giao thông là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để góp phần giảm thương vong do tai nạn giao thông đường bộ gây ra, được nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ và tự giác chấp hành. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý việc buôn bán, kinh doanh và đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách tích cực hơn nữa nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi buôn bán, sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong thời gian tới là cần hoàn thiện các văn bản pháp luật, để quản lý triệt để hơn vấn đề chất lượng mũ bảo hiểm. Cần thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất, kinh doanh mũ ngay tại cơ sở, phải làm thường xuyên, liên tục, có trọng điểm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải thể hiện rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc sản xuất, cung cấp mũ bảo hiểm cho thị trường, phối hợp với các cơ quan đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng…- Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()