Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh
Ngày 11-1, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2013 của ngành công thương. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị.Năm 2012, ngành công thương đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,8% so năm 2011, tình hình giải quyết hàng tồn kho trong doanh nghiệp có chuyển biến tích cực... Hàng hóa cung ứng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2012 ước đạt hơn 2.324 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ. Lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường xử lý 87.136 vụ vi phạm.Toàn ngành tập trung thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán; năm 2012, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2012 ước đạt...
Năm 2012, ngành công thương đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,8% so năm 2011, tình hình giải quyết hàng tồn kho trong doanh nghiệp có chuyển biến tích cực… Hàng hóa cung ứng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2012 ước đạt hơn 2.324 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ. Lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường xử lý 87.136 vụ vi phạm.
Toàn ngành tập trung thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, góp phần cải thiện cán cân thanh toán; năm 2012, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng cả về quy mô và tốc độ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2012 ước đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so năm 2011. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1%. Cán cân thương mại năm 2012 đã nghiêng về xuất siêu, ước xuất siêu cả năm là 284 triệu USD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu.
Mục tiêu của ngành công thương trong năm 2013 là giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 6,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 126,1 tỷ USD; tổng kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt khoảng 136 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 8%…
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, năm 2013, ngành công thương sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh… Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động thương mại biên giới; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường… Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm cung – cầu các mặt hàng thiết yếu; thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng, dầu… theo lộ trình phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát; tăng cường quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ, buôn lậu… Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2013 ước đạt khoảng 2.742.000 tỷ đồng, tăng 18% so năm 2012.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, năm 2012, ngành công thương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của cả nước. Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế ngành cần tập trung khắc phục.
Để đạt được mục tiêu tổng quát đặt ra cho năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội… đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành công thương.
Thủ tướng đề nghị ngành công thương cần quyết liệt triển khai ngay từ đầu năm các giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Phấn đấu nâng cao chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) để góp phần nâng cao tỷ lệ tăng trưởng (GDP) của nền kinh tế cao hơn năm 2012. Tăng cường phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng để kịp thời nắm bắt tình hình định hướng thị trường tiêu thụ và phối hợp các bộ, ngành liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về tiếp cận tín dụng, các chính sách hỗ trợ về thuế, phí… Tập trung phát triển thị trường đi liền với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; làm tốt công tác quản lý thị trường, xử lý sai phạm; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến bán hàng. Bảo đảm hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới đi đôi kiểm soát về giá cả hàng hóa, không để khan hàng, sốt giá, chú ý quan tâm cung cầu hàng hóa cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tăng cường bình ổn giá. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý xuất nhập khẩu; coi nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực để thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Nâng cao chất lượng phân tích và dự báo tình hình trong nước và quốc tế; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ngành công thương tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu sản xuất công nghiệp, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, rà soát các quy định của pháp luật, loại bỏ các quy định đang gây trở ngại cho sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác giải trình, giải đáp, công khai, minh bạch về giá xăng, dầu, giá điện; thực hiện giá điện, giá xăng, dầu theo giá thị trường…
Theo Nhandan
Ý kiến ()