Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Ảnh: NGỌC MINH
Không lùi tiến độ
Dự án nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng được khởi công từ tháng 12-2007, do Tổngcông ty Cảng Hàng không miền trung làm chủ đầu tư, tổngvốn hơn 1.345 tỷ đồng, đủ tiêu chuẩn phục vụ bốn triệu hành khách/năm. Công trình dự kiến đi vào khai thác từ quý I-2010, tuy nhiên do sự điều hành yếu kém, thiếu sâu sát của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, cộng với năng lực, chuyên môn các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, tiến độ quá chậm trễ, đến nay đã bị “lùi” gần hai năm. Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư, Ban quản lý (BQL) dự án đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công trình trong năm nay. Chậm nhất ngày 20- 9 -2011, các nhà thầu chính, thầu phụ phải lập lại bản tiến độ chi tiết, tiến độ tổngthể, chốt được thời gian hoàn thành từng nội dung công việc,…
Chỉ đạo như vậy, nhưng các nhà thầu vẫn cố tình “làm ngơ”. Đơn vị tư vấn giám sát cho biết, các nhà thầu luôn vi phạm tiến độ, công trình vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết phải sửa chữa, rất khó hoàn thành trong năm nay. Đi kiểm tra công trường ngày 4-10 vừa qua, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng lập tức điều động Phó TổngGiám đốc Tổngcông ty Cảng Hàng không miền nam Đỗ Tất Bình giữ vị trí chỉ huy điều hành toàn bộ công việc ngay ngày hôm sau. Đồng thời, buộc hai nhà thầu Constrexim và ICIC phải tăng cường nhân lực, phương tiện, kể cả thi công ban đêm tại công trình, nếu không bảo đảm tiến độ theo yêu cầu sẽ bị xử phạt, sẵn sàng thay thế bằng nhà thầu khác có đủ năng lực.
Trước đó một ngày (3-10), Bộ trưởng GTVT đã đi kiểm tra hiện trường dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Dự án khởi công từ tháng11-200 9 , tổngvốn đầu tư hơn 9 .000 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản, quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, dài hơn 60 km. Dù không khó khăn về vốn cũng như giải phóng mặt bằng, nhưng đến nay tiến độ dự án vẫn bị chậm hàng năm. Khi chủ đầu tư và nhà thầu “than khó” do thời tiết mưa nhiều, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bác bỏ và cho rằng, đó không phải lý do để biện hộ cho việc chậm tiến độ, vì khí hậu Việt Nam mưa nhiều là hết sức bình thường, cần tổ chức thi công khi thời tiết thuận lợi để bù lại tiến độ. Bộ trưởng nghiêm khắc phê bình chủ đầu tư (BQL dự án 2) và các nhà thầu làm việc còn chuệch choạc, sự chỉ đạo của các đơn vị quản lý trong bộ chưa kịp thời. Chậm nhất đến ngày 15-10, BQL dự án 2 phải cập nhật, lập lại tiến độ chi tiết dự án; nhà thầu phải có biện pháp quản lý, tổ chức lại sản xuất, kiên quyết không lùi tiến độ, hoàn thành dự án đúng kế hoạch vào quý 2-2013. Nếu cố tình chây ỳ, yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp chấn chỉnh, thay thế nhà thầu khi cần thiết. Chủ đầu tư và các cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt cả về tiến độ và chất lượng của dự án, đặc biệt là chất lượng vật liệu. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều chỉnh, xử lý trượt giá dứt điểm trong tháng10, thanh toán sòng phẳng về mặt kinh tế cho nhà thầu nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án. Bộ trưởng cũng đồng ý chủ trương tăng tạm ứng cho nhà thầu lên ít nhất 30%, có thể cao hơn nếu xét thấy hợp lý.
Lâu nay trong ngành GTVT, có không ít dự án, công trình chậm tiến độ, chất lượng kém, gây lãng phí, tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Nhiều tuyến đường, cây cầu làm mãi không xong, hoặc vừa làm xong đã hư hỏng. Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan không rõ ràng và xử lý kịp thời, lâu dần “tư duy chậm trễ” đã ăn sâu vào các nhà thầu cũng như chủ đầu tư. Việc xử lý nghiêm khắc những đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ của ngành GTVT là một dấu hiệu tích cực, được dư luận đánh giá cao. Qua đó, cũng giúp các chủ đầu tư dự án, nhà thầu nỗ lực, cố gắng hơn trong quá trình triển khai các dự án trọng điểm.
Xây dựng cơ chế đột phá
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn là nhiệm vụ trọng yếu của ngành GTVT. Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhiệm vụ của ngành là tập trung đầu tư “ra tấm, ra miếng” đối với các công trình trọng điểm, quy mô lớn; ưu tiên phát triển hệ thống giao thông ở những vùng có dung lượng hàng hóa lớn, các cực tăng trưởng có tính kết nối cao; hiện đại hóa và nâng cao năng lực dịch vụ tổnghợp các cảng biển lớn,… Để thực hiện thành công mũi đột phá này, trong bối cảnh nguồn lực đất nước còn hạn chế, cùng với việc lựa chọn chính xác, xây dựng kế hoạch hợp lý, ngành GTVT sẽ huy động hiệu quả các nguồn lực của xã hội, tạo nên “cú hích” đủ lớn để giải quyết thành công từng nhóm nhiệm vụ đã đề ra. Vốn đầu tư cho các công trình giao thông đang là vấn đề nan giải, khó khăn càng lớn hơn khi ngành phải thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ. Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách bị cắt giảm mạnh, việc đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác các dự án giao thông quan trọng, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới đời sống, việc làm của người lao động, bảo đảm sự phát triển bền vững là đòi hỏi bức thiết đặt ra với toàn ngành.
Giải bài toán tạo nguồn vốn phát triển, Bộ GTVT xây dựng Đề án đột phá về huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng, gồm các nhóm giải pháp: Huy động cao nhất các nguồn lực, thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như PPP, BOT, BT, BTO,… Áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng, rồi cho các đơn vị, cá nhân thuê khai thác để có vốn bảo trì hoặc đầu tư các công trình khác. Nghiên cứu cơ chế sử dụng phần giá trị gia tăng của quỹ đất do đầu tư cơ sở hạ tầng tạo nên. Thành lập các Quỹ bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, trước mắt là Quỹ bảo trì đường bộ để huy động vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng. Đối với các dự án, tuyến đường cấp bách, trong điều kiện chưa thể huy động nguồn vốn, Nhà nước bỏ vốn đầu tư, sau đó bán quyền thu phí để lấy nguồn đầu tư xây dựng hạ tầng. Các dự án cao tốc do khả năng hoàn vốn thấp, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng, phần còn lại kêu gọi đầu tư theo hình thức phù hợp. Tập trung nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế đặc thù trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT.
Đối với các công trình đang thi công dở dang, Bộ GTVT chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát từng gói thầu để lập lại tiến độ, thực hiện giải ngân đối với dự án tạm thời đình hoãn. Bộ khuyến khích nhà thầu ứng vốn để thực hiện các dự án sắp hoàn thành và xem xét đưa vào dự toán thanh toán theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng để hoàn thành khối lượng dở dang đó khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
Năm 2011 được Bộ GTVT chọn là “Năm chất lượng công trình”, các chủ đầu tư, nhà thầu ngoài bảo đảm về tiến độ, phải xác định chất lượng công trình là nghĩa vụ và danh dự của ngành, không cho phép công trình vừa đưa vào khai thác đã hư hỏng. Bộ sẽ tiếp tục rà soát các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng, ngăn ngừa triệt để các yếu tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình từ khi lập dự án đến khi kết thúc. Bên cạnh đó, hoàn thiện bộ máy của các BQL dự án, kiên quyết xử lý các nhà thầu tư vấn, thi công vi phạm chất lượng, tiến độ theo tiêu chuẩn và coi đó là cơ sở để đánh giá, xem xét cho phép tham gia các dự án tiếp theo.
Ý kiến ()