Tập đoàn Điện lực Việt Nam khắc phục hậu quả cơn bão số 2
Ngày 23/6/2011, cơn bão số 2 (tên quốc tế HAIMA) kèm lốc và mưa lớn đã đổ bộ vào đất liền tại các địa phương khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ, gây một số ảnh hưởng đến hệ thống điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra. Khắc phục sự cố điện sau bão tại thành phố Hải Phòng(Ảnh: Trang tin Điện lực)Về các hồ chứa thuỷ điện. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ ngày 24/6/2011, xuất hiện lũ trên tuyến hồ chứa thuỷ điện Bản Vẽ. Lưu lượng lũ về hồ tăng nhanh, cao nhất đạt 3.200m3/s (12h00 ngày 25/6), Trong cơn lũ, hồ Bản Vẽ đã tích lại trong hồ 329 triệu m3 nước, góp phần giảm ngập lụt cho vùng hạ du.Mưa lũ cũng gây sạt lở 12 vị trí đường giao thông vào công trường thủy điện Bản Vẽ, tổng khối lượng sạt lở khoảng 1.200m3, EVN chỉ đạo các đơn vị thi công xử lý san gạt ngay, không gây ách tắc giao thông cho công trình.Tại Lưới điện truyền tải, lưới điện 500kV và 220kV vẫnvận...
Ngày 23/6/2011, cơn bão số 2 (tên quốc tế HAIMA) kèm lốc và mưa lớn đã đổ bộ vào đất liền tại các địa phương khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ, gây một số ảnh hưởng đến hệ thống điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra.
Khắc phục sự cố điện sau bão tại thành phố Hải Phòng |
Về các hồ chứa thuỷ điện. Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ ngày 24/6/2011, xuất hiện lũ trên tuyến hồ chứa thuỷ điện Bản Vẽ. Lưu lượng lũ về hồ tăng nhanh, cao nhất đạt 3.200m 3/s (12h00 ngày 25/6), Trong cơn lũ, hồ Bản Vẽ đã tích lại trong hồ 329 triệu m 3nước, góp phần giảm ngập lụt cho vùng hạ du.
Mưa lũ cũng gây sạt lở 12 vị trí đường giao thông vào công trường thủy điện Bản Vẽ, tổng khối lượng sạt lở khoảng 1.200m 3, EVN chỉ đạo các đơn vị thi công xử lý san gạt ngay, không gây ách tắc giao thông cho công trình.
Tại Lưới điện truyền tải, lưới điện 500kV và 220kV vẫn vận hành an toàn, bình thường. Tại lưới điện 110kV, đêm 24/6 (lúc 21h) đường dây 110kV Ninh Bình – Phủ Lý bị cành cây bay vào làm đứt dây chống sét tại khoảng cột 394 – 395, chuyển phương thức cấp điện cho trạm 110kV Phủ Lý từ trạm 110kV Lý Nhân. Ngày 25/6 Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc đã xử lý xong và đóng điện đường dây lúc 14h03. Ngày 24/6, máy cắt 371 trạm 110kV Hòa Bình bị nổ 02 pha, nguyên nhân do sét đánh vào đường dây gần trạm. Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc đã thay xong máy cắt trong ngày 25/6. Lúc 20h30 ngày 25/6, do nước từ thượng nguồn đổ về lớn gây ngập tại trạm 110kV Tương Dương, phải sơ tán vật tư dụng cụ và thực hiện phương án cắt điện toàn trạm để đảm bảo an toàn. Sau khi nước rút, Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc đã tiến hành kiểm tra, vệ sinh thiết bị, thí nghiệm đảm bảo kỹ thuật và đã khôi phục vận hành trạm tốt lúc 19h15 ngày 26/6.
Tại lưới điện phân phối, khu vực Quảng Ninh trong các ngày 23 và 24/6 có 24 đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng của bão và đã được công ty điện lực (CTĐL) Quảng Ninh kiểm tra, khôi phục cấp điện lại an toàn trong ngày 24/6/2011. tại khu vực Hải Phòng, chiều ngày 23/6 trên địa bàn Thành phố Hải Phòng có mưa dông, sấm chớp và kèm theo lốc xoáy đã ảnh hưởng đến lưới điện trung áp, khiến 33 đường dây trung áp bị sự cố, gãy đổ 25 cột hạ thế, nổ chì cao thế 8 trạm biến áp phân phối (5 trạm là tài sản của khách hàng), hư hỏng 119 công tơ điện, gây mất điện một số khu vực. Ngay trong tối 23/6, CTĐL Hải Phòng đã huy động 03 máy phát điện để cung cấp điện cho BCH PLCB Thành phố Hải Phòng và cứu người bị nạn tại xã An Lư, huyện Thuỷ Nguyên, gồm các điểm: UBND xã An Lư; Trạm y tế xã An Lư; Bệnh viện huyện Thuỷ Nguyên. Đến 21h ngày 23/6 đã khôi phục cung cấp điện lưới cho UBND và Trạm y tế xã An Lư. Ngày 24/6 đã kiểm tra, xử lý và khôi phục tất cả các đường dây trung áp, hiện chỉ còn 5 trạm biến áp phân phối của khách hàng chưa xử lý xong.
Tại khu vực Thái Bình, có 21 đường dây trung thế bị sự cố, trong đó có 13 đường dây bị sự cố thoáng qua, khôi phục vận hành ngay, còn 8 đường dây trung thế và 90 trạm biến áp phân phối bị sự cố vĩnh cửu đã được CTĐL Thái Bình đã kiểm tra và khắc phục xong, khôi phục cung cấp điện toàn bộ trong ngày 25/6/2011. Khu vực Nam Định, bão số 2 đã làm đổ gãy 01 cột, vỡ 126 quả sứ, hỏng gần 3000 mét dây dẫn, hỏng 07 bộ chống sét van trung áp, sự cố 04 trạm biến áp do sét đánh, lưới đieện hạ áp bị đổ gãy 352 cột, sạt lở, nghiêng 95 cột, hỏng 01 tủ hợp bộ, gần 300 bộ xà, hơn 1400 quả sứ, gần 140.000 mét dây dẫn và một số phụ kiện khác. CTĐL Nam Định đã tổ chức khắc phục xong, khôi phục cấp điện trong ngày 26/6/2011. Khu vực Thanh Hóa, hồi 23h30 ngày 24/6, 03 lộ đường dây 22kV 471, 473, 477 trạm 110kV Sầm Sơn bị sự cố gây mất điện tại thị xã Sầm Sơn. Trong các ngày 25 và 26/6, CTĐL Thanh Hoá đã chuyển phương thức cấp điện, đồng thời tích cực xử lý và khôi phục cấp điện hoàn toàn thị xã Sầm Sơn vào 17h00 ngày 26/6. Lưới hạ thế bị gãy đổ 7 cột, hư hỏng 01 trạm biến áp phân phối. Đến 12h ngày 26/6, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã khôi phục xong các sự cố và cung cấp điện ổn định.Khu vực Nghệ An, Ngày 24/6, lốc làm gãy 01 cột thuộc đường dây trung áp 10kV huyện Quỳnh Lưu, gây mất điện 37 trạm biến áp phân phối, gãy đổ 49 cột hạ thế tại huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu. Đến 17h00 ngày 25/6 đã xử lý xong và cấp điện trở lại.
Bắt đầu từ 9h00 ngày 25/6/2011 nước lũ từ thượng nguồn đổ về làm ngập nặng các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. CTĐL Nghệ An phải thực hiện cắt điện một số đường dây trung áp để đảm bảo an toàn điện cho ngưòi dân vùng bị lũ. Ngày 26/6 CTĐL Nghệ An đã thành lập 03 đoàn công tác đến các huyện để kiểm tra, khắc phục hậu quả. Tuy nhiên hiện còn một số vùng vẫn bị ngập và giao thông chia cắt chưa tiếp cận được.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo PCLBTW và Bộ Công Thương, EVN đã chỉ đạo kịp thời và các đơn vị trực thuộc EVN trong vùng ảnh hưởng của bão chủ động tổ chức ứng trực 24/24 liên tục, tập trung nhân lực khắc phục ngay các thiệt hại của bão theo tinh thần “4 tại chỗ”, khôi phục cấp điện nhanh chóng, an toàn cho khách hàng, đặc biệt đã cấp điện liên tục cho các trạm bơm phục vụ tiêu úng.
Theo Website Dangcongsanvn
Ý kiến ()