Tạo việc làm bền vững, nâng cao thu nhập cho người nghèo
Sáng 28/5, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ xã hội và Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy đào tạo nghề, tạo cơ hội việc làm và thu nhập bền vững cho người nghèo”.
Sáng 28/5, tại Hà Nội, Cục Bảo trợ x ã hội và Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy đào tạo nghề, tạo c ơ hội việc làm và thu nhập bền vững cho người nghèo”.
PGS.TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề cho biết: xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đ ã ban hành nhiều c ơ chế, chính sách về dạy nghề cho người nghèo, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chính sách dạy nghề cho người nghèo c òn được thực hiện thông qua một số dự án như: Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc; Dự án đào tạo nghề theo nhu cầu nhằm giảm nghèo tại đồng bằng sông Cửu Long… Thông qua các chính sách trên, hàng triệu lao động nông thôn, trong đó có người nghèo được học nghề, có việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Một bộ phận người nghèo sau khi được học nghề đã chuyển từ sản xuất nhỏ manh mún, sang sản xuất hàng hóa. Sau khi học nghề, nhiều ng ười vẫn làm việc tại nông thôn nhưng thu nhập được nâng cao từ các nghề phi nông nghiệp…
Thời gian tới, Tổng cục Dạy nghề tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành về dạy nghề cho người nghèo ở các huyện nghèo, có sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ, đầu tư. Các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo. Các địa phương tăng cường đầu tư cho các cơ sở dạy nghề thuộc các huyện nghèo, miền núi, biên giới, hải đảo; ưu tiên nguồn nhân lực đầu tư cơ sở hạ tầng trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề, gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Các địa phương thực hiện chính sách ưu đ ãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ Khuyến học”. Các c ơ sở đào tạo mở rộng chính sách cử tuyển học nghề đối với học sinh thuộc hộ sinh sống ở các địa bàn đặc biệt khó khăn…
Hội thảo cung cấp các thông tin tổng quan về chính sách dạy nghề, việc làm; giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động nghèo; chia sẻ kết quả triển khai dự án, giới thiệu một số mô h ình dạy nghề và giải quyết việc làm cho ng ười lao động, người nghèo ở Việt Nam.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()