Trong ba năm trở lại đây, lúa gạo Việt Nam liên tục bứt phá, tạo ra những kỷ lục mới trong xuất khẩu. Năm 2009, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt qua ngưỡng sáu triệu tấn/năm, tăng gần 1,4 triệu tấn so với năm 2008.Năm 2010, gạo xuất khẩu Việt Nam chiếm 21,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới với 6,75 triệu tấn. Kết thúc năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 7,105 triệu tấn gạo, đạt giá trị 3,651 tỷ USD. Từ đầu tháng 10-2012, Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gạo, tiếp theo là Ấn Độ với 5,8 triệu tấn và Thái-lan là 5,3 triệu tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lũy kế mười tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 6,5 triệu tấn gạo, trị giá hơn 2,9 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 2,7% về lượng. Thị trường chủ lực vẫn là các nước châu Á với 67,5%, châu Phi 24,7%, châu Mỹ 4,7%.Theo kế hoạch, hai tháng cuối năm, Việt Nam sẽ xuất khẩu tiếp khoảng 1,05 triệu tấn...
Trong ba năm trở lại đây, lúa gạo Việt Nam liên tục bứt phá, tạo ra những kỷ lục mới trong xuất khẩu. Năm 2009, xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt qua ngưỡng sáu triệu tấn/năm, tăng gần 1,4 triệu tấn so với năm 2008.
Năm 2010, gạo xuất khẩu Việt Nam chiếm 21,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới với 6,75 triệu tấn. Kết thúc năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 7,105 triệu tấn gạo, đạt giá trị 3,651 tỷ USD. Từ đầu tháng 10-2012, Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gạo, tiếp theo là Ấn Độ với 5,8 triệu tấn và Thái-lan là 5,3 triệu tấn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lũy kế mười tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được gần 6,5 triệu tấn gạo, trị giá hơn 2,9 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2011, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 2,7% về lượng. Thị trường chủ lực vẫn là các nước châu Á với 67,5%, châu Phi 24,7%, châu Mỹ 4,7%.
Theo kế hoạch, hai tháng cuối năm, Việt Nam sẽ xuất khẩu tiếp khoảng 1,05 triệu tấn gạo. Như vậy, dự kiến cả năm 2012 đạt 7,5 triệu tấn, thậm chí 7,7 triệu tấn gạo xuất khẩu. Nếu đạt được con số này thì năm 2012, Việt Nam sẽ đạt mức xuất khẩu gạo cao nhất thế giới trong vòng 20 năm qua. Tuy nhiên, khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gạo 25% tấm (loại phẩm cấp thấp), gạo 5% tấm hiện vẫn chưa sánh được với gạo Thái-lan, trong khi gạo phẩm cấp thấp bị cạnh tranh quyết liệt bởi gạo Ấn Độ và Mi-an-ma. Như vậy, mặc dù xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng lợi nhuận thu về không tương xứng. Và một trong những nguyên nhân khiến gạo Việt Nam yếu thế trước các nhà xuất khẩu gạo nước ngoài là khả năng tồn trữ lúa gạo ở Việt Nam yếu kém, vì vậy dẫn đến áp lực phải giải quyết lượng gạo bằng mọi giá (kể cả với giá rẻ) mỗi khi đến vụ thu hoạch. Những bất cập nêu trên là những nguyên nhân chủ yếu khiến 23 năm qua kể từ khi hạt gạo Việt Nam xuất hiện trên thị trường thế giới vẫn trăn trở câu hỏi: Đến bao giờ và làm thế nào hạt gạo Việt Nam mới có thương hiệu vững chắc trên thương trường quốc tế?
Theo các chuyên gia, sản lượng lúa gạo của Việt Nam đã đạt đỉnh, để có thể duy trì vị thế xuất khẩu trên thị trường thế giới, chúng ta chỉ còn cách nâng cao chất lượng hạt gạo, thay vì tập trung tăng khối lượng xuất khẩu; đồng thời, xây dựng những doanh nghiệp mạnh về năng lực chế biến, kho tồn trữ, phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn, xây dựng thương hiệu… để vươn lên các phân khúc thị trường gạo chất lượng cao. Nhất là chỉ có thể cân bằng giữa lượng và chất thì gạo Việt Nam mới có thể vững chãi trên thị trường thế giới, tận dụng được những cơ hội vàng trong tương lai. Muốn gạo Việt Nam có thương hiệu, được các thị trường biết đến rõ nét hơn, trước hết, cần có hệ thống logicstic hoàn thiện từ xây dựng vùng nguyên liệu đến kho chứa, nhà máy xay xát, sấy khô, dịch vụ giao nhận… Để làm được điều này, việc phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn hiện nay không thể dừng lại ở cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho người trồng lúa một cách đơn thuần như hiện nay.
Mặt khác, để có được thương hiệu gạo Việt Nam, bên cạnh việc sắp xếp và quy hoạch lại sản xuất các vùng trồng lúa, áp dụng các giống có chất lượng cao hơn…, điều quan trọng không kém là, sự chủ động của các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường lúa gạo thế giới, các doanh nghiệp chính là những đầu tàu dẫn dắt cả chuỗi giá trị xuất khẩu gạo, thể hiện năng lực cạnh tranh của quốc gia trong ngành hàng này. Và lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam chỉ có thể được xác lập một cách mạnh mẽ và bền vững thông qua xây dựng được một chuỗi giá trị lúa gạo hoàn chỉnh, có sự phối hợp từ quy trình sản xuất đến quy trình chế biến tương ứng với tiêu chuẩn, yêu cầu của từng thị trường, nhất là những thị trường cao cấp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()