Tạo sự chuyển biến cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế
Hôm qua 10-11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị tổng kết sáu năm thực hiện Nghị định số 122/ 2004/NĐ-CP, ngày 18-5-2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và doanh nghiệp nhà nước. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị.Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong sáu năm qua, thực hiện Nghị định số 122/ 2004/NĐ-CP đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế tại các cơ quan nhà nước từ T.Ư đến địa phương, cũng như doanh nghiệp nhà nước; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ lợi ích của Nhà nước.Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì công tác pháp chế còn bộc lộ nhiều vướng mắc và hạn...
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong sáu năm qua, thực hiện Nghị định số 122/ 2004/NĐ-CP đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc củng cố, kiện toàn về tổ chức và hoạt động, nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế tại các cơ quan nhà nước từ T.Ư đến địa phương, cũng như doanh nghiệp nhà nước; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế thì công tác pháp chế còn bộc lộ nhiều vướng mắc và hạn chế cần khắc phục.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nêu rõ, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa yêu cầu các lĩnh vực đời sống xã hội đều phải được quản lý, điều hành bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vấn đề quan trọng đặt ra là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, sát với yêu cầu thực tiễn; đồng thời cũng cần có tính dự báo, bảo đảm ổn định, lâu dài, hướng vào tương lai. Mặt khác, việc phổ biến, giáo dục pháp luật; áp dụng, thi hành pháp luật thống nhất, nghiêm minh, công bằng cho đến việc kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật cũng cần phải được quan tâm, đầu tư thích đáng.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhà nước cần tập trung triển khai quán triệt cho cán bộ, đảng viên về tinh thần và nội dung các Nghị quyết, chủ trương của Đảng liên quan công tác pháp chế. Tập trung nghiên cứu xây dựng đề án thành lập mới ở những nơi chưa có tổ chức pháp chế; tăng cường, củng cố, kiện toàn các tổ chức pháp chế ở những nơi đã có tổ chức pháp chế theo quy định. Phải đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng trong các tổ chức pháp chế; thực hiện tốt Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'. Tập trung làm tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật.
Hội nghị cũng đã nghe và thảo luận những nội dung cơ bản dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó tạo sự chuyển biến cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế từ T.Ư đến địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới. Đồng thời, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đối với công tác pháp chế.
Theo Nhandan

Ý kiến ()