LSO-Tuy có lợi thế không nhỏ trong phát triển kinh tế cửa khẩu, song Lạng Sơn hiện vẫn có đến hơn 80% dân số sống tập trung ở nông thôn. Vì vậy, việc cải tạo, nâng cấp, xây mới chợ nông thôn, tạo điều kiện cho người dân vùng sâu, vùng xa mua bán, trao đổi hàng hóa, tiếp cận với cơ chế thị trường để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh là rất quan trọng. Hội chợ thương mại Lạng Sơn luôn thu hút người dân tới tham quan mua sắm - Ảnh: Thế BảoTheo số liệu khảo sát thực tế, trên địa bàn tỉnh hiện có 84 chợ, trong đó có 25 chợ thành thị, 59 chợ nông thôn. Nếu xếp theo tiêu chí phân hạng thì toàn tỉnh mới có 2 chợ hạng I, 14 chợ hạng II và 68 chợ hạng III (bao gồm cả chợ tạm). Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, việc hình thành mạng lưới chợ trên địa bàn cũng gắn liền với quá trình đô thị hóa, quy hoạch các cụm khu dân...
LSO-Tuy có lợi thế không nhỏ trong phát triển kinh tế cửa khẩu, song Lạng Sơn hiện vẫn có đến hơn 80% dân số sống tập trung ở nông thôn. Vì vậy, việc cải tạo, nâng cấp, xây mới chợ nông thôn, tạo điều kiện cho người dân vùng sâu, vùng xa mua bán, trao đổi hàng hóa, tiếp cận với cơ chế thị trường để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong toàn tỉnh là rất quan trọng.
|
Hội chợ thương mại Lạng Sơn luôn thu hút người dân tới tham quan mua sắm – Ảnh: Thế Bảo |
Theo số liệu khảo sát thực tế, trên địa bàn tỉnh hiện có 84 chợ, trong đó có 25 chợ thành thị, 59 chợ nông thôn. Nếu xếp theo tiêu chí phân hạng thì toàn tỉnh mới có 2 chợ hạng I, 14 chợ hạng II và 68 chợ hạng III (bao gồm cả chợ tạm). Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, việc hình thành mạng lưới chợ trên địa bàn cũng gắn liền với quá trình đô thị hóa, quy hoạch các cụm khu dân cư, cụm thương mại và các trung tâm cụm xã. Các loại hàng hóa hình thành hai luồng rõ rệt: hàng hóa của địa phương sản xuất ra gồm thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm, rau quả tươi cùng các loại nông sản và luồng hàng hóa từ nơi khác đưa đến gồm vật dụng gia đình, hàng tạp hóa, thực phẩm công nghệ, may mặc, kim khí, điện tử, điện lạnh, hàng nông cụ, vật tư nông nghiệp… Từ năm 2005 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh ta đã có những nỗ lực nhất định trong việc đầu tư phát triển mạng lưới chợ nông thôn trên địa bàn, đưa thương mại – dịch vụ phát triển mạnh mẽ ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, do còn nhiều chợ tạm, chợ cóc hình thành tự phát chưa được quản lý nên an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như việc giữ gìn vệ sinh môi trường chưa được bảo đảm.
Thời gian vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh và các ngành chức năng, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đã cơ bản phát huy tốt chức năng, vai trò trong thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội mà Chính phủ đề ra. Tại tất cả các chợ đều hoạt động bình thường, không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa, cháy nổ… Đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân như gạo, bánh, kẹo, đường sữa, thực phẩm luôn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu, giá cả không biến động quá mạnh như cùng kỳ các năm trước.
Trong thời gian tới, theo chủ trương của tỉnh, hệ thống chợ trên địa bàn sẽ tiếp tục được đầu tư, cải tạo, nâng cao hiệu quả hoạt. Trong đó, sẽ kiến nghị với các bộ, ngành trung ương dành nguồn vốn xây dựng chợ đầu mối nông sản, hoa quả tại phía bắc thành phố và xây dựng các chợ tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Việc quy hoạch, phát triển các chợ nhằm tăng cường hoạt động trao đổi hàng hóa, tiêu thụ nông sản cho nông dân, từ đó khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới…
Một lãnh đạo của Sở Công thương nhận định: hiện nay, hệ thống chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa thật sự phát triển, việc trao đổi hàng hóa còn có những khó khăn nhất định, chưa khuyến khích được sản xuất phát triển. Việc quy hoạch, đầu tư, cải tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ là rất cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thực hiện ồ ạt mà phải căn cứ vào điều kiện, nhu cầu thực tế của địa phương. Có như vậy, các chợ nông thôn mới thực sự trở thành điểm giao lưu trao đổi hàng hóa và thúc đẩy KT-XH phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng thâm nhập vào đời sống nhân dân, thị trường nông thôn đang được coi là địa bàn đầy tiềm năng để phát triển kinh tế thương mại – dịch vụ. Theo các chuyên gia kinh tế, muốn có thị trường phát triển cân xứng với tiềm năng của vùng, thì việc quy hoạch phát triển mạng lưới chợ nông thôn một cách hợp lý là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy kinh tế- xã hội trên địa bàn phát triển.
Hoàng Thái
Ý kiến ()