Tăng lượng và giữ chất hàng nông sản xuất khẩu
Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản trong 11 tháng qua (không bao gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ) đạt gần 13,4 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng thời gian này năm trước, góp phần vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu của cả nước.Điều đáng mừng là trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp nước ta trong năm nay chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nhưng hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đều có số lượng xuất khẩu tăng khá, trong đó tăng mạnh nhất là cao-su 92,8%, nhân điều 32,5%, hạt tiêu 23%, tiếp đến là các mặt hàng thủy sản 16,3%, và gạo gần 16%. Việt Nam tiếp tục là nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới, với số lượng 11 tháng ước đạt 177 nghìn tấn, trị giá hơn một tỷ USD. Cao-su cũng là một trong những mặt hàng nông sản có kim ngạch tăng trưởng khá cao, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần hai tỷ USD, cả năm ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần hai...
Điều đáng mừng là trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp nước ta trong năm nay chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nhưng hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đều có số lượng xuất khẩu tăng khá, trong đó tăng mạnh nhất là cao-su 92,8%, nhân điều 32,5%, hạt tiêu 23%, tiếp đến là các mặt hàng thủy sản 16,3%, và gạo gần 16%. Việt Nam tiếp tục là nước có số lượng và kim ngạch xuất khẩu nhân điều đứng đầu thế giới, với số lượng 11 tháng ước đạt 177 nghìn tấn, trị giá hơn một tỷ USD. Cao-su cũng là một trong những mặt hàng nông sản có kim ngạch tăng trưởng khá cao, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần hai tỷ USD, cả năm ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần hai lần so với năm trước. Đặc biệt, giá xuất khẩu của phần lớn các mặt hàng nông sản đang tiếp tục thuận lợi. Nhờ vậy dự kiến cả năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ đạt 4,7 đến 4,8 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay; xuất khẩu gạo cũng có thể đạt hơn 6,7 triệu tấn, tương đương với giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn ba tỷ USD; cà-phê đạt 1,15 triệu tấn, tương đương khoảng 1,74 tỷ USD. Riêng mặt hàng gỗ, cả năm 2010 kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 3,3 tỷ USD, tăng 300 triệu USD so với dự kiến.
Năm 2011 xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sẽ tiếp tục có những thuận lợi về thị trường, đơn hàng do sự phục hồi của kinh tế thế giới, nhất là tại các thị trường truyền thống. Đây là thời cơ để hàng nông, lâm, thủy sản nước ta 'xuất ngoại' nhiều hơn. Vì vậy cùng với việc tăng số lượng, cần phải giữ vững chất lượng hàng xuất khẩu, có như vậy mới nâng cao hiệu quả và tính bền vững đối với sự tăng trưởng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Muốn vậy 'bốn nhà' cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể và kịp thời của Chính phủ để giảm bớt những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách xuất, nhập khẩu, thủ tục hải quan, tài chính, tiền tệ… đối với từng ngành hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay của các ngân hàng dễ dàng hơn. Nhất là những khó khăn liên quan đến tỷ giá, vốn, giá cả nguyên liệu đầu vào, thiếu lao động, thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh… cần được quan tâm tháo gỡ kịp thời. Để phát triển thị trường xuất khẩu vừa đa dạng vừa ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cần tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu bằng những việc làm cụ thể, như: đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, nhất là các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn; hợp tác với các nước có cùng mặt hàng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tham tán thương mại tại các nước trong hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Đồng thời, thiết lập kênh thông tin thường xuyên giữa các bộ, ngành, hiệp hội, về tình hình sản xuất, xuất khẩu để cùng phối hợp giải quyết khó khăn, hạn chế những rủi ro khi thị trường biến động, cũng như làm tốt công tác dự báo để định hướng cho sản xuất và xuất khẩu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()