Tăng lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút tiền
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tăng lãi suất trên thị trường mở (OMO) từ 14% lên 15%. Xác nhận thông tin này, nguồn tin từ NHNN và của một số ngân hàng thương mại cho biết, lãi suất này chính thức được thông báo từ ngày 17/5. Theo các NHTM đây là động thái hút tiền về của NHNN.Trước đó, hãng Reuters đã đưa tin, sáng 17/5, NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở (OMO) thêm 1 điểm phần trăm lên 15%/năm, từ mức 14% có hiệu lực từ ngày 4/5 đến 16/5.Cũng theo Reuters, từ ngày 4-13/5, NHNN đã bơm ra 205.047 tỷ đồng trên OMO và hút về 164.252 tỷ đồng, tương ứng bơm ròng 40.795 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 13/5, NHNN bơm ròng đạt hơn 5.000 tỷ đồng.Thông tin này NHNN không công bố chính thức nhưng qua xác nhận từ các ngân hàng thương mai và nguồn thông tin tại NHNN cho biết, đây là thông tin chính xác. Do điều chỉnh này có tính nghiệp vụ giữa NHNN với các NHTM nên không công bố rộng rãi.Giám đốc một chi nhánh ngân hàng Á Châu...
Trước đó, hãng Reuters đã đưa tin, sáng 17/5, NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở (OMO) thêm 1 điểm phần trăm lên 15%/năm, từ mức 14% có hiệu lực từ ngày 4/5 đến 16/5.
Cũng theo Reuters, từ ngày 4-13/5, NHNN đã bơm ra 205.047 tỷ đồng trên OMO và hút về 164.252 tỷ đồng, tương ứng bơm ròng 40.795 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2011 đến ngày 13/5, NHNN bơm ròng đạt hơn 5.000 tỷ đồng.
Thông tin này NHNN không công bố chính thức nhưng qua xác nhận từ các ngân hàng thương mai và nguồn thông tin tại NHNN cho biết, đây là thông tin chính xác. Do điều chỉnh này có tính nghiệp vụ giữa NHNN với các NHTM nên không công bố rộng rãi.
Giám đốc một chi nhánh ngân hàng Á Châu cho biết, thông tin tăng lãi suất được NHNN thông báo qua nghiệp vụ kênh liên ngân hàng vào ngày 17/5 vừa qua. Động thái này của NHNN là để giảm nhiệt lãi suất trên thị trường một cách gián tiếp. Có thể ví dụ, khi các ngân hàng mua trái phiếu Chính phủ trước đó ở mức khoảng 8% và bán lại với lãi suất 15%, thì các ngân hàng đã có một lượng cung tiền lớn để đảm bảo tính thanh khoản.
“Việc tăng lãi suất thị trường OMO là để vốn khả dụng trong ngân hàng tăng lên. Khi vốn khả dụng trong ngân hàng tăng lên, tức là lượng cung tiền nhiều, thì áp lực phải huy động trong dân sẽ giảm xuống, đó là tác dụng gián tiếp đến lãi suất…”, giám đốc chi nhánh nói.
Đại diện ngân hàng Á Châu nhận định, về mặt lý thuyết thì lãi suất liên ngân hàng luôn nhỏ hơn lãi suất OMO, vì cho vay liên ngân hàng được thực hiện khi vốn nhàn rỗi lớn. Như vậy khi lượng tiền được bơm ra thì cung- cầu trên thị trường sẽ cân đối và lãi suất liên ngân hàng sẽ giảm nhiệt theo.
Cũng với thông tin này từ ngân hàng Á Châu, ngân hàng Techcombank… khi trao đổi với VnMedia, hiện nay, lãi suất liên ngân hàng đang quá cao, lên tới 24-25%, do vậy bắt buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên, mục tiêu là để đảm bảo tính thanh khoản, đặc biệt là ở các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng có nhiều cách để đảm bảo tính thanh khoản. Cách thứ nhất là họ vay liên ngân hàng qua đêm; thứ hai họ kinh doanh trên thị trường mở, tức là họ mua bán trái phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn của chính phủ trên thị trường mở; thứ ba là huy động của dân .
Lãnh đạo một ngân hàng cho biết : “Các ngân hàng thương mại nhỏ họ không có các chứng từ có giá đó để mua bán trên thị trường mở (OMO), trong khi đó lãi suất liên ngân hàng lại quá cao, bắt buộc họ phải đẩy lãi suất huy động từ dân lên 20% còn hơn là vay qua thị trường liên ngân hàng 24- 25%. Đây chính là cuộc đua lãi suất được khởi nguồn từ các ngân hàng nhỏ. Còn với các ngân hàng lớn vốn có tiền thì họ mua những cái trái phiếu hoặc những chứng từ có giá trên thị trường ngắn hạn của ngân hàng, với lãi suất 15% đó họ bán lại cho NHNN để họ lấy tiền về”.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()