Tăng giá điện cũng vẫn thiếu điện
Phương án tăng giá điện đã chính thức được Chính phủ thông qua, tuy nhiên theo thông báo mới nhất của Bộ Công Thương tình hình cung cấp điện năm 2011 sẽ tiếp tục khó khăn do sản lượng tiêu thụ điện dự kiến của năm 2011 tăng cao so với năm ngoái, mà mực nước tại các hồ thuỷ điện trọng điểm vẫn đang ở mức thấp.Tình hình cung cấp điện vẫn khó khăn Theo Bộ Công Thương, sản lượng tiêu thụ điện dự kiến của năm 2011 sẽ tiếp tục tăng khoảng 16 – 17% so với năm ngoái, tuy nhiên mực nước tại các hồ thuỷ điện trọng điểm vẫn đang ở mức thấp. Do vậy, tình hình cung cấp điện trong năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn.Tính đến ngày 20/2011, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), sau khi xả nước từ các hồ thủy điện phía Bắc là: Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà thì mực nước tại hồ Hòa Bình chỉ còn 88,57m, cách mực nước chết 8,57 m; hồ Tuyên Quang chỉ còn 98,9 m, cách mực nước chết 8,9 m và hồ Thác Bà còn...
Phương án tăng giá điện đã chính thức được Chính phủ thông qua, tuy nhiên theo thông báo mới nhất của Bộ Công Thương tình hình cung cấp điện năm 2011 sẽ tiếp tục khó khăn do sản lượng tiêu thụ điện dự kiến của năm 2011 tăng cao so với năm ngoái, mà mực nước tại các hồ thuỷ điện trọng điểm vẫn đang ở mức thấp.
Tình hình cung cấp điện vẫn khó khăn
Theo Bộ Công Thương, sản lượng tiêu thụ điện dự kiến của năm 2011 sẽ tiếp tục tăng khoảng 16 – 17% so với năm ngoái, tuy nhiên mực nước tại các hồ thuỷ điện trọng điểm vẫn đang ở mức thấp. Do vậy, tình hình cung cấp điện trong năm nay sẽ tiếp tục gặp khó khăn.
Tính đến ngày 20/2011, theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), sau khi xả nước từ các hồ thủy điện phía Bắc là: Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà thì mực nước tại hồ Hòa Bình chỉ còn 88,57m, cách mực nước chết 8,57 m; hồ Tuyên Quang chỉ còn 98,9 m, cách mực nước chết 8,9 m và hồ Thác Bà còn 49,17 m, cách mực nước chết 3,17 m.
Ngoài ra, theo phương án phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2011 của Bộ Công Thương, tổng sản lượng điện tại điểm giao nhận với các Tổng công ty Điện lực năm nay chỉ có 103,3 tỷ kWh (nhập khẩu điện từ Trung Quốc 4,57 tỷ kWh), trong đó, mùa khô là 48,42 tỷ kWh và mùa mưa là 54,88 tỷ kWh. Như vậy, với sản lượng trên cả nước sẽ thiếu khoảng 4 tỷ kWh điện, gấp 4 lần so với năm 2010, đặc biệt trong mùa khô năm nay sẽ thiếu khoảng 2 tỷ kWh điện.
Do vậy, năm 2011 sẽ tiếp tục là năm thiếu điện, đặc biệt là vào mùa khô. Việc cắt điện để bảo đảm an toàn lưới điện và phục vụ cho các nhu cầu kinh tế, xã hội là không thể tránh khỏi.
Để chuẩn bị ứng phó với việc thiếu điện mùa khô, Bộ Công Thương cũng đã vừa ban hành văn bản số 1275/BCT-ĐTĐL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Phê duyệt và thực hiện kế hoạch cung cấp điện tại các địa phương trong mùa khô năm 2011.
Theo đó, Bộ yêu cầu các Sở Công Thương phối hợp với Tổng Công ty điện lực, Công ty điện lực tại địa phương từ giữa tháng 2/2011 phải lập kế hoạch cung cấp điện hàng tháng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô năm 2011.
Nội dung kế hoạch thực hiện trên cơ sở sản lượng điện phân bổ cho địa phương và kế hoạch cắt giảm điện hàng tháng trong trường hợp thiếu điện. Kế hoạch cắt giảm điện phải được xây dựng theo nguyên tắc: cụ thể, ưu tiên cho các sự kiện chính trị – xã hội quan trọng. Thực hiện cắt giảm điện đối với mọi đối tượng (trừ khách hàng quan trọng đã được UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt). Việc cắt điện phải được thực hiện luân phiên, không cắt điện kéo dài đối với một khu vực hoặc một phụ tải điện.
Tăng giá nhưng điện vẫn gặp khó
Theo EVN, việc nguồn nước tại các hồ thủy điện vẫn đang nằm trong mức báo động như hiện nay, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn điện của toàn hệ thống trong mùa khô 2011. Mặc khác, tình trạng cung cấp điện đang bị thiếu nghiêm trong như hiện nay còn do giá điện tại Việt Nam quá thấp so với khu vực. Vì vậy, không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư và phát triển dự án điện. Để nguồn điện có thể đảm bảo hơn giá điện buộc phải tăng để phù hợp với thị trường, cũng tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư.
Theo cách ví von của ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục điều tiết Điện lực thì giá điện tại Việt Nam đang quá rẻ, “chưa bằng cốc nước chè” vì giá điện bình quân của Việt Nam chỉ hơn 1.000 đồng/kWh (theo tỷ giá trong nước áp dụng từ ngày 11/2 thì giá này chỉ tương đương dưới 5 cent/kWh).
Vì vậy, sau nhiều lần kiến nghị “đòi” tăng giá điện, vừa qua Chính phủ đã chính thức thông qua phương án tăng giá điện thêm 15,28%, đây là mức giá tăng thấp nhất trong những phương án mà Bộ Công Thương trình.
Tuy nhiên, mới đây Tổng giám đốc của một công ty điện lực đã chia sẻ rằng với mức tăng 15,28% mà Chính phủ vừa thông qua không thể đủ để bù đắp những khoản chi phí mà công ty đang phải gánh chịu.
Như vậy, mặc dù lộ trình tăng giá điện đã được Chính phủ thông qua với mức 15,28% cũng không đủ mạnh để có thể làm giảm tình trạng thiếu điện. Trong mùa khô năm nay, tình trạng thiếu điện vẫn diễn ra và cảnh cắt điện luân phiên cũng khó tránh khỏi.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()