LSO-Nhằm đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có, UBND tỉnh đã cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của ngành nông nghiệp địa phương. Nhân dân xã Hữu Khánh (Lộc Bình) làm đường bê tông nông thôn - Ảnh: Phan CầuTỉnh đã xây dựng hơn 10 cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, điển hình là các chính sách trợ giá, trợ cước giống cây lương thực; chính sách đối với khuyến nông viên; chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy bơm nước, máy cày tay... với nhiều tỷ đồng được trích từ ngân sách địa phương đã góp phần đưa nhanh tỷ lệ giống mới vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong chỉ đạo triển khai nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp hàng năm, các cấp ủy đều tập trung chỉ đạo trên tất...
LSO-Nhằm đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh sẵn có, UBND tỉnh đã cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của ngành nông nghiệp địa phương.
|
Nhân dân xã Hữu Khánh (Lộc Bình) làm đường bê tông nông thôn – Ảnh: Phan Cầu |
Tỉnh đã xây dựng hơn 10 cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, điển hình là các chính sách trợ giá, trợ cước giống cây lương thực; chính sách đối với khuyến nông viên; chính sách hỗ trợ lãi suất mua máy bơm nước, máy cày tay… với nhiều tỷ đồng được trích từ ngân sách địa phương đã góp phần đưa nhanh tỷ lệ giống mới vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong chỉ đạo triển khai nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp hàng năm, các cấp ủy đều tập trung chỉ đạo trên tất cả các khâu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Các chủ trương, nghị quyết của đảng, của cấp trên luôn được Đảng bộ tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng. Qua đó nâng cao nhận thức chính trị cho toàn thể cán bộ, đảng viên, quần chúng. Sau khi học tập, các cấp ủy đảng đều xây dựng chương trình hành động và giao cho các chi, đảng bộ tổ chức triển khai thực hiện. Vừa coi trọng củng cố chi bộ, bố trí những người có đạo đức, năng lực vào cấp ủy, các cấp ủy đảng cũng rất quan tâm bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới, đảm bảo xây dựng khối đoàn kết, thống nhất, phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhờ vậy, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình thâm canh theo hướng nông kết hợp, mô hình VAC, VACR cho thu nhập cao, nhiều mô hình đạt thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Vài năm gần đây, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hàng ngàn lượt cán bộ, đảng viên các cơ quan chuyên môn đã trực tiếp xuống thôn bản, bám sát địa bàn để triển khai các giải pháp đồng bộ, kịp thời khống chế, dập dịch thành công bệnh lở mồm long móng ở 37 xã và dịch lợn tai xanh ở 39 xã.
Nhằm mục đích lồng ghép các một số chương trình mục tiêu quốc gia như 134, 135, 120…, những năm qua, các cấp ủy đã tăng cường chỉ đạo thực hiện hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư và hỗ trợ đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Kết quả là kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển nhanh, từng bước hiện đại, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch. Cơ giới hóa nông thôn được tăng cường, góp phần giải phóng nhanh năng lực sản xuất. Nhiều hình thức liên kết, nhóm tổ hợp tác được thành lập từ các khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các vùng sản xuất hàng hóa tiếp tục được củng cố, mở rộng quy mô như vùng thông ở Đình Lập, Lộc Bình, vùng thuốc lá ở Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, thạch đen ở Tràng Định, Văn Lãng. Ngành trồng trọt có nhiều tiến bộ, tỷ lệ giống mới cao sản được đưa vào sử dụng ngày càng cao. Sản lượng lương thực ổn định, năm 2010 ước đạt 280 nghìn tấn, vượt chỉ tiêu đề ra, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Ngành chăn nuôi tuy bị ảnh hưởng nặng nề từ trận rét đậm năm 2008 nhưng cơ bản ổn định và có bước phát triển. Ngành lâm nghiệp có bước phát triển mới, diện tích rừng trồng tăng nhanh, ý thức người dân trong bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao. Độ che phủ rừng tăng từ 41,8% năm 2005 lên 49,1% năm 2010. Đời sống vật chất, tinh thần của bà con nông thôn được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững.
Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song, trên thực tế, khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp còn chậm, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thấp, đời sống của một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn còn thấp… Đây cũng là những vấn đề được đảng bộ tỉnh tập trung bàn thảo, tìm giải pháp khả thi để sớm giải quyết trong thời gian tới.
Hoàng Thái
Ý kiến ()