Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tọa đàm với 64 tham tán, tùy viên, đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài về thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.Mặc dù nông sản hiện đang là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Song hiện nay xuất khẩu nông sản ra nước ngoài của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như những yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định về hạn ngạch, cạnh tranh của doanh nghiệp bản địa….Tại buổi tọa đàm, các tham tán đều cho rằng để vượt qua được những thách thức lớn này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành chức năng để thúc đẩy việc ký kết và thực hiện Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm và các thỏa thuận liên quan đến điều kiện kỹ thuật hàng nông sản với các nước. Tham tán các nước cũng cho rằng, cần có sự xúc tiến thương...
Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tọa đàm với 64 tham tán, tùy viên, đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài về thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Mặc dù nông sản hiện đang là một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Song hiện nay xuất khẩu nông sản ra nước ngoài của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như những yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định về hạn ngạch, cạnh tranh của doanh nghiệp bản địa….Tại buổi tọa đàm, các tham tán đều cho rằng để vượt qua được những thách thức lớn này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành chức năng để thúc đẩy việc ký kết và thực hiện Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm và các thỏa thuận liên quan đến điều kiện kỹ thuật hàng nông sản với các nước. Tham tán các nước cũng cho rằng, cần có sự xúc tiến thương mại cả trong nước và nước ngoài để từ đó có thể kịp thời trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp và tình hình thị trường cả trong và ngoài nước.
Theo ông Đào Trần Nhân, Tham tán thương mại tại Mỹ, cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý giá bán không được quá thấp và khối lượng hàng xuất không được tăng đột biến để tránh bị kiện bán phá giá, gây mất uy tín cho doanh nghiệp.
Đồng quan điểm này, ông Vũ Văn Quang, Tham tán thương mại Thương vụ tại Nga cũng cho rằng các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần phải làm việc với cơ quan hữu quan Liên bang Nga và Ucraina để tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu hàng nông sản, thủy sản…
Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh mong muốn các tham tán tiếp tục phối hợp để cung cấp thông tin giúp các doanh nghiệp trong nước nắm được tình hình thị trường và chủ động trong xuất khẩu nông sản.
Thực tế, thời gian qua, hoạt động phối hợp của các thương vụ Việt Nam, các tham tán ở nước ngoài với các doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả cao. Các thương vụ đã thực hiện tốt công tác theo dõi các chính sách của nước sở tại có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là tham gia hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc tranh chấp trong kinh doanh giữa hai phía. Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan, giữa các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp với đại diện các Thương vụ Việt Nam thời gian qua vẫn còn ít, đó chính là rào cản dẫn đến sự lúng túng trong xác định đầu mối để xử lý vụ việc.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả của tham tán thương mại. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Diệp Kỉnh Tần cũng khẳng định, trong thời gian tới Bộ NN và PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan đại diện, Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nhằm thúc đẩy việc ký kết và thực hiện Hiệp định công nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm; các thỏa thuận liên quan đến điều kiện kỹ thuật hàng nông, lâm, thủy sản với các nước…
Theo CPV
Ý kiến ()