Thời gian tiếp theo, để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Theo đó, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã xây dựng và triển khai Chương trình hành động số 61-CTr/TU, ngày 24/12/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến các cấp, các ngành, tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân trong tỉnh đối với công tác bảo đảm TTATGT. Trong đó, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nội dung, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm TTATGT. Huy động mọi tiềm lực xã hội và hợp tác quốc tế để đảm bảo các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
LSO-Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 24/2/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT); các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể của tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chủ trương, giải pháp, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Hội viên nông dân các huyện tham gia hội thi tìm hiểu về ATGT
Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 22/CT/TW; Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phổ biến, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị số 22 phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của tỉnh; Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 41- CT/TU ngày 3/9/2004 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 14- NQ/TU ngày 19/4/2007 về đẩy mạnh phát triển giao thông đường bộ, vận tải đến năm 2010. Theo đó, các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh đã phối hợp với MTTQ, các tổ chức đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT với nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn về nội dung, đảm bảo chất lượng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Kết quả, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh đã phát sóng trên 7.000 bản tin về an toàn giao thông; MTTQ và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền trên 20.000 cuộc, thu hút trên 1,6 triệu lượt người tham gia, có 14.124 lượt khu dân cư và 845.863 hộ gia đình ký cam kết thực hiện “khu dân cư và hộ gia đình bảo đảm trật tự an toàn giao thông”… Song song với đó, thực hiện chủ trương phát triển đường giao thông nông thôn, với phương châm “nhân dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ”, từ năm 2002- 2012 đã làm mới được 480km đường tỉnh, đường huyện; mở mới 1.400km đường thôn bản, xây dựng 1.605km mặt đường bê tông xi măng; thêm 21 xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa, nâng tỷ lệ xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa trên toàn tỉnh lên 91,2%. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về TTATGT đã được Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, các đơn vị chức năng, công an các huyện, thành phố thường xuyên làm tốt; triển khai kịp thời các biện pháp nghiệp vụ cơ bản; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông. Qua công tác tuần tra kiểm soát, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 348.089 trường hợp; phạt tiền nộp Kho bạc Nhà nước trên 170 tỷ đồng; tạm giữ 10.361 xe ô tô, 90.128 xe môtô… Nhờ thực hiện đồng bộ các nội dung, giải pháp, tình hình TTATGT trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực. Ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông có bước chuyển biến rõ nét, nhất là chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi xe môtô, xe gắn máy (đạt trên 90%). Tai nạn giao thông giảm dần theo cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Từ năm 2003- 2012, đã xảy ra 1.978 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.291 người, bị thương 2.289 người. Đặc biệt trong năm 2012 – năm ATGT, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND, công tác bảo đảm an toàn giao thông được chú trọng, tai nạn giao thông giảm trên 10% so với cùng kỳ.
Diễu hành tuyên truyền về ATGT tại huyện Văn Lãng
Phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nêu rõ: Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác bảo đảm TTATGT trong những năm qua, tình hình vi phạm trật tự giao thông, tai nạn giao thông diễn ra ngày càng phức tạp, kết quả đạt được còn thiếu tính ổn định, nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra. Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Việc xử lý vi phạm chưa thường xuyên, công tác phối hợp thực hiện chưa đồng bộ…
Xử lý người điều khiển mô tô không đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông trên địa bàn huyện Văn Quan
Thời gian tiếp theo, để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về bảo đảm TTATGT, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Theo đó, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã xây dựng và triển khai Chương trình hành động số 61-CTr/TU, ngày 24/12/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến các cấp, các ngành, tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân trong tỉnh đối với công tác bảo đảm TTATGT. Trong đó, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nội dung, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân; thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác bảo đảm TTATGT. Huy động mọi tiềm lực xã hội và hợp tác quốc tế để đảm bảo các điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng. Xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()